Năng lượng: Giá dầu giảm mạnh trong tuần qua
Giá dầu thế giới tăng trong phiên cuối tuần do dữ liệu việc làm mạnh mẽ của Mỹ, mặc dù thị trường tiếp tục lo ngại về việc suy thoái có thể ảnh hưởng đến nhu cầu nhiên liệu.
Kết thúc phiên, giá dầu Brent tăng 80 US cent lên 94,92 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 47 cent lên 89,01 USD. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá dầu Brent giảm 11%, trong khi dầu WTI giảm 8%.
Bộ Lao động Mỹ thông báo tăng trưởng việc làm trong tháng 7 bất ngờ tăng tốc, với số lượng việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng thêm 528.000 việc làm, mức tăng lớn nhất kể từ tháng Hai.
Bob Yawger, giám đốc hợp đồng năng lượng thuộc Mizuho cho biết: “Đây là dữ liệu kinh tế mạnh mẽ, hỗ trợ thị trường dầu tăng ngày hôm nay”.
Các nhà giao dịch dầu trong tuần này đã lo lắng về lạm phát, tăng trưởng kinh tế và nhu cầu, nhưng cũng chú ý tới các dấu hiệu về nguồn cung thắt chặt.
Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co cho biết số lượng giàn khoan dầu, một chỉ báo sớm về sản lượng trong tương lai, giảm 7 xuống 598 trong tuần tính đến ngày 5 tháng 8, mức giảm hàng tuần đầu tiên trong 10 tuần.
Những lo lắng về suy thoái đã gia tăng kể từ hôm thứ Năm, khi Ngân hàng Trung ương Anh cảnh báo về một cuộc suy thoái kéo dài, sau khi tăng lãi suất mạnh nhất kể từ năm 1995.
Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao của Oanda ở London, cho biết: “Rõ ràng, mọi người đang coi mối đe dọa suy thoái nghiêm trọng hơn nhiều vì chúng ta vẫn đang thấy một thị trường mà nguồn cung rất thắt chặt và các nhà sản xuất không có khả năng thay đổi điều đó”. Nguồn cung vẫn tương đối eo hẹp, với giá giao ngay vẫn cao hơn so với các hợp đồng kỳ hạn tương lai.
Nhóm các nhà sản xuất OPEC + trong tuần này đã đồng ý nâng mục tiêu sản lượng dầu lên 100.000 thùng/ngày (bpd) vào tháng 9, nhưng đây là một trong những mức tăng nhỏ nhất kể từ khi hạn ngạch như vậy được áp dụng vào năm 1982, dữ liệu của OPEC cho thấy.
Những lo ngại về nguồn cung dự kiến sẽ tăng lên vào gần mùa đông, với các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu cấm nhập khẩu đường biển đối với các sản phẩm dầu thô và dầu của Nga có hiệu lực vào ngày 5 tháng 12.
Nhà phân tích Michael Tran của RBC cho biết: “Với việc EU ngừng nhập khẩu từ Nga qua đường biển, một câu hỏi đặt ra là liệu các nhà sản xuất Trung Đông có chuyển hướng các thùng dầu của mình sang châu Âu để lấp đầy khoảng trống hay không”.
"Làm thế nào để chính sách trừng phạt dầu mỏ này của Nga lay chuyển sẽ là một trong những vấn đề đáng chú ý nhất cần theo dõi trong thời gian còn lại của năm."
Kim loại quý: Giá vàng tăng nhẹ trong tuần
Giá vàng giảm trong phiên cuối tuần, song tính cả tuần vẫn tăng, mặc dù mức tăng nhẹ chỉ 0,5%.
Trong phiên cuối tuần, giá vàng giảm gần 1% do báo cáo việc làm của Mỹ cho thấy số việc làm bất ngờ tăng trưởng mạnh, làm giảm lo lắng về suy thoái và tiêu tan hy vọng Cục dự trữ Liên bang sẽ xoay chuyển khỏi việc thắt chặt chính sách tiền tệ tích cực của mình.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay giảm 0,9% xuống 1.775,09 USD/ounce, sau khi giảm khoảng 1,5% lúc đầu phiên; vàng kỳ hạn tương lai giảm 0,9% xuống 1.791,2 USD/ounce.
Báo cáo mới nhất của Bộ Lao động Mỹ cho thấy các nhà tuyển dụng ở nước này đã thuê nhiều công nhân hơn so với dự kiến trong tháng Bảy, với tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp ghi nhận hồi trước đại dịch là 3,5%.
Theo ông Rupert Rowling, nhà phân tích thị trường tại công ty tư vấn tài chính Kinesis Money, bức tranh tích cực của thị trường việc làm củng cố kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục quyết liệt thắt chặt chính sách tiền tệ, khi nỗ lực kiềm chế lạm phát đang ở mức cao nhất trong hơn bốn thập kỷ đã không làm tăng tỷ lệ thất nghiệp hay khả năng xảy ra suy thoái kinh tế. Trong bối cảnh đó, đà tăng của giá vàng có thể bị giới hạn ở ngưỡng 1.800 USD/ounce.
Tương tự, ông Bart Melek, người đứng đầu bộ phận chiến lược hàng hóa tại công ty môi giới đầu tư TD Securities cho biết giá vàng đã tăng trong giai đoạn gần đây do suy nghĩ rằng Fed sẽ thay đổi quan điểm chính sách từ “diều hâu” sang "ôn hòa".
Nhà phân tích Ole Hansen của Ngân hàng Saxo cho biết: “Khẩu vị rủi ro gia tăng được thấy thông qua giá cổ phiếu và lợi suất trái phiếu tăng vọt”.
Nhưng số liệu việc làm cho thấy nền kinh tế Mỹ đang phát triển mạnh mẽ - điều có thể thúc đẩy Fed quyết liệt điều chỉnh lãi suất hơn. Đây không phải một tin tốt đối với vàng.
Giá vàng luôn nhạy cảm với các động thái điều chỉnh lãi suất của Fed. Bởi lãi suất tăng sẽ giúp đồng USD mạnh lên, song lại khiến sức hấp dẫn của các tài sản không sinh lời như vàng giảm đáng kể.
Chỉ số USD tăng 0,8% khiến vàng đắt hơn cho người mua bằng đồng tiền tệ khác.
Trong khi đó, giá trong nước cao đã hạn chế nhu cầu vàng vật chất ở Ấn Độ trong tuần này, trong khi sự không chắc chắn xung quanh những diễn biến liên quan đến Đài Loan đã khiến các nhà nhập khẩu vàng miếng ở Trung Quốc chỉ mua cầm chừng.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay phiên cuối tuần tăng khoảng 2% lên 20,70 USD/ounce, bạch kim tăng 0,3% ở 958,57 USD, trong khi palladium giảm 1,8% xuống 2.235,09 USD.
Giá đồng tuần qua tăng do đặt cược lạm phát tăng mạnh
Giá đồng tiếp tục phục hồi do lo sợ về suy thoái toàn cầu dịu đi sau khi số liệu việc làm của Mỹ mạnh mẽ và các nhà đầu tư tập trung vào thông tin lượng tồn trữ thấp và những vấn đề ảnh hưởng đến nguồn cung.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn kim loại London (LME) tăng 1,8% lên 7.869 USD/tấn. Giá đồng trên sàn New York (Comex) tăng 1,9% lên 3,55 USD/lb.
Tuần này, giá đồng giảm liên tiếp 3 phiên đầu tuần, đảo chiều tăng trong 2 phiên cuối tuần bởi dữ liệu sản xuất trên toàn cầu suy yếu và căng thẳng giữa Mỹ - Trung bùng phát sau chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ bà Nancy Pelosi.
Kim loại được sử dụng trong lĩnh vực điện và xây dựng này đã giảm 28% kể từ khi chạm mức đỉnh kỷ lục 10.845 USD vào tháng 3.
Gianclaudio Torlizzi, đối tác của công ty tư vấn T-Commodity ở Milan, cho biết: "Để tạo ra sự sụt giảm về giá, cuộc suy thoái toàn cầu sẽ phải được đồng bộ hóa, nhưng chúng tôi không thấy điều đó. Chỉ Châu Âu đang suy thoái trong khi Trung Quốc đang ổn định".
Chính phủ Trung Quốc đang kích thích kinh tế bằng cách bơm tiền chi tiêu mạnh mẽ và khởi động các dự án cơ sở hạ tầng cơ sở - sử dụng nhiều kim loại.
Dữ liệu của Mỹ vào thứ Sáu cho thấy tăng trưởng việc làm bất ngờ tăng nhanh trong tháng Bảy, nâng mức việc làm trở lại mức trước đại dịch, bằng chứng mạnh mẽ nhất cho thấy nền kinh tế số 1 thế giới không suy thoái.
Trong khi đó, dự trữ hầu hết các kim loại của sàn London đều đang ở mức thấp lịch sử, trong đó tồn trữ đồng chỉ còn 128.600 tấn, đã giảm gần 30% kể từ giữa tháng Năm.
Giá các kim loại khác nhìn chung ổn định trong phiên cuối tuần, với nhôm tăng 0,5% lên 2.415,50 USD/tấn, chì tăng 1,3% lên 2,071 USD, cao nhất kể từ ngày 21/6 và kẽm tăng 0,6% lên 3,470 USD. Giá niken giảm 0,1% xuống 22.180 USD trong khi thiếc giảm 0,6% xuống 24.410 USD.
Giá quặng sắt cũng tăng trong phiên cuố tuần theo xu hướng giá tại Singapore phục hồi sau khi sụt giảm trong 5 phiên liền trước, nhờ lợi nhuận sản xuất thép tại Trung Quốc hồi phục làm giảm lo ngại nhu cầu suy yếu đối với thành phần sản xuất thép này.
Tuy nhiên, tính chung cả tuần quặng sắt vẫn giảm do lo lắng về lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc, những hạn chế về Covid-19, việc cắt giảm sản lượng thép và căng thẳng Trung – Mỹ về vấn đề Đài Loan.
Theo đó, hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa phiên cuối tuần tăng 2,6% lên 723 CNY (107,18 USD)/tấn; kỳ hạn tháng 9 tại Singapore tăng 3,6% lên 109,55 USD/tấn sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 25/7 tại 104,7 USD trong phiên liền trước. Giá thép thanh tại Thượng Hải phiên này tăng 0,2%, thép cuộn cán nóng tăng 0,3% và thép không gỉ tăng 0,1%.
Dự trữ thép do các thương nhân nắm giữ tại 132 thành phố của Trung Quốc do công ty tư vấn Mysteel khảo sát tính tới ngày 4/8 giảm 603.700 tấn so với tuần trước xuống 20,3 triệu tấn thấp nhất 6 tháng. Dự trữ tại 184 nhà máy thép của Trung Quốc giảm tuần thứ 6 trong tuần từ 28/7 đến 3/8 xuống 4,76 triệu tấn.
Nông sản: Giá ngũ cốc và cà phê giảm, đường tăng
Giá đậu tương Mỹ giảm gần như suốt tuần qua bởi dự báo mưa nhẹ tại Midwest có thể thúc đẩy sự phát triển của cây trồng ở giai đoạn quan trọng. Phiên cuối tuần, giá đậu tương tiếp tục giảm; trái lại, giá ngô tăng do việc mua vào mang tính kỹ thuật, trong khi giá lúa mì giảm cùng chiều với dậu tương do các thương nhân theo dõi tiến triển của việc xuất khẩu từ các cảng ở Biển Đen.
Kết thúc phiên này, giá đậu tương kỳ hạn tháng 11 giảm 9 US cent xuống 14,08-3/4 USD/bushel; giá ngô kỳ hạn tháng 12 tăng 3-3/4 US cent lên 6,1 USD/bushel; trong khi giá lúa mì kỳ hạn tháng 9 giảm 6-3/4 US cent xuống 7,75-3/4 USD/bushel.
Tính chung cả tuần, giá cả 3 loại ngũ cốc này đều giảm.
Ba tàu chở tổng cộng 58.041 tấn ngô đã được phép rời cảng của Ukraine trong ngày 5/8 như một phần của thỏa thuận giải tỏa xuất khẩu ngũ cốc. Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nông nghiệp Ukraine cho biết Ukraine có thể bắt đầu xuất khẩu lúa mì từ vụ thu hoạch năm nay từ các cảng biển vào tháng 9 theo một thỏa thuận mang tính bước ngoặt do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc làm trung gian.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10 đóng cửa phiên cuối tuần tăng 2,3% lên 17,95 US cent/lb; đường trắng cùng kỳ hạn tăng 4,4% lên 550,9 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá đường cũng tăng.
Các đại lý cho biết việc bán ra của các quỹ gần đây đã giảm bớt, khiến giá đường bắt đầu phục hồi sau khi giảm xuống mức thấp nhất một năm tại 17,2 US cent hồi đầu tuần.
Ấn Độ sẽ cho phép xuất khẩu bổ sung 1,2 triệu tấn đường.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 cùng phiên giảm 4,5% xuống 2,0945 USD/lb; cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 tăng 1 USD hay 0,05% lên 2.042 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá cà phê giảm.
Các đại lý cho biết lo ngại rằng một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu có thể hạn chế tiêu thụ cà phê ảnh hưởng tới giảm giá trong khi USD mạnh lên cũng gây áp lực lên giá. Tuy nhiên, lượng tồn trữ giảm đang ngăn giá cà phê giảm nhiều.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản ổn định trong phiên cuối tuần giữa bối cảnh chứng khoán Tokyo và giá cao su trên sàn Thượng Hải tăng, mặc dù các nhà đầu tư tiếp tục lo lắng về nhu cầu đang chậm lại tại Trung Quốc gây áp lực lên tâm lý và hạn chế đà tăng.
Theo đó, hợp đồng cao su giao tháng 1/2023 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 0,1 JPY lên 227,7 JPY (1,71 USD)/kg. Tính chung cả tuần hợp đồng này giảm gần 4%. Trên sàn giao dịch Thượng Hải giá cao su giao tháng 9 tăng 25 CNY lên 12.080 CNY (1.790 USD)/tấn. Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên nền tảng SICOM của Sàn giao dịch Singapore tăng 0,3% lên 152,3 US cent/kg.
Thị trường gần đây lo ngại nhu cầu cao su đang chậm lại tại Trung Quốc vì ảnh hưởng của việc phong tỏa chống Covid-19 kéo dài, ảnh hưởng tới hoạt động công nghiệp và tiêu thụ.
Lợi nhuận của tập đoàn Toyota giảm 42%, mạnh hơn dự kiến trong quý 1 do nguồn cung hạn chế và chi phí ngày càng tăng.
Giá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
Giá 29/7
|
Giá 5/8
|
5/8 so với 4/8
|
5/8 so với 4/8 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
98,62
|
89,01
|
+0,47
|
+0,53%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
103,97
|
94,92
|
+0,80
|
+0,85%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
73.690,00
|
70.220,00
|
+200,00
|
+0,29%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
8,23
|
8,06
|
-0,06
|
-0,71%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
311,32
|
285,56
|
+6,21
|
+2,22%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
354,90
|
321,59
|
-12,13
|
-3,63%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
1.106,50
|
990,00
|
-19,00
|
-1,88%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
85.000,00
|
85.000,00
|
0,00
|
0,00%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.781,80
|
1.791,20
|
-15,70
|
-0,87%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
7.526,00
|
7.674,00
|
+25,00
|
+0,33%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
20,20
|
19,84
|
-0,28
|
-1,39%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
83,50
|
85,10
|
+1,00
|
+1,19%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
899,36
|
936,26
|
+5,03
|
+0,54%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
2.131,10
|
2.129,29
|
+59,67
|
+2,88%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
357,35
|
355,20
|
+7,05
|
+2,03%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
7.917,50
|
7.870,50
|
+143,00
|
+1,85%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.488,50
|
2.416,00
|
+13,00
|
+0,54%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
3.308,50
|
3.488,50
|
+38,00
|
+1,10%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
25.047,00
|
24.455,00
|
-90,00
|
-0,37%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
620,00
|
610,00
|
+3,75
|
+0,62%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
807,75
|
775,75
|
-6,75
|
-0,86%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
443,00
|
405,75
|
+6,50
|
+1,63%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
16,89
|
17,34
|
+0,02
|
+0,09%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.468,50
|
1.408,75
|
-9,00
|
-0,63%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
418,50
|
405,10
|
-15,60
|
-3,71%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
65,66
|
63,97
|
+2,55
|
+4,15%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
892,80
|
850,20
|
+6,90
|
+0,82%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.323,00
|
2.341,00
|
-47,00
|
-1,97%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
217,20
|
209,45
|
-9,85
|
-4,49%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
17,54
|
17,94
|
+0,39
|
+2,22%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
172,00
|
182,85
|
+3,40
|
+1,89%
|
Bông
|
US cent/lb
|
96,74
|
96,13
|
+1,51
|
+1,60%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
527,10
|
479,20
|
-20,80
|
-4,16%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
152,00
|
149,80
|
+0,90
|
+0,60%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
2,16
|
2,16
|
0,00
|
0,00%
|