Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2014 do lo ngại về căng thẳng chính trị toàn cầu, liên quan đến các nhà sản xuất lớn như Các Tiểu Vương quốc A rập Thống nhất (UAE) và Nga, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nguồn cung bị thắt chặt.
Kết thúc phiên giao dịch 18/1, giá dầu Brent tăng 1,03 USD tương đương 1,2% lên 87,51 USD/thùng, trong khi dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,61 USD, tương đương 1,9%, lên 85,43 USD/thùng. Cả hai loại dầu đều đạt mức cao nhất kể từ tháng 10/2014.
Những lo ngại về vấn đề nguồn cung đã gia tăng trong tuần này sau diễn biến tại Yemen và UAE. Nhà phân tích thị trường dầu cấp cao Louise Dickson của công ty nghiên cứu năng lượng Rystad Energy (Na Uy) cho biết ảnh hưởng của diễn biến trên đối với các cơ sở khai thác dầu của UAE ở Abu Dhabi không đáng kể, nhưng nó làm dấy lên nghi ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung trong khu vực trong năm 2022.
Theo ông Louise Dickson, diễn biến trên làm gia tăng rủi ro địa chính trị trong khu vực và có thể báo hiệu nguy cơ đổ vỡ thỏa thuận hạt nhân Iran - Mỹ trong tương lai gần. Điều này đồng nghĩa với việc những thùng dầu của Iran sẽ “bốc hơi” khỏi thị trường, đẩy nhu cầu về loại dầu tương tự tại các nước khác lên cao.
Trong bối cảnh đó, công ty dầu khí ADNOC của UAE thông báo đã kích hoạt các kế hoạch kinh doanh liên tục để đảm bảo nguồn cung không bị gián đoạn cho các khách hàng địa phương và quốc tế sau sự cố tại kho nhiên liệu Mussafah.
Các thành viên trong và ngoài OPEC, hay còn gọi là OPEC+, vẫn đang phải nỗ lực tăng công suất theo như thỏa thuận. Ngày 18/1, OPEC vẫn giữ nguyên dự báo về sự tăng trưởng nhu cầu mạnh mẽ trên thế giới trong năm 2022 bất chấp sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron và động thái tăng lãi suất ở một số nước lớn.
Các nhà phân tích của ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) dự đoán lượng dầu tại các kho dự trữ của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có thể giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2000 vào mùa Hè 2022 và giá dầu Brent tăng lên 100 USD/thùng vào cuối năm nay.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm do đồng USD và lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh, khi các nhà đầu tư chuyển tập trung sang cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vào tuần tới, để biết thêm tín hiệu về thời gian tăng lãi suất.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay giảm 0,3% xuống 1.813,08 USD/ounce, vàng kỳ hạn tháng 2/2022 trên giảm 0,2% xuống 1.812,4 USD/ounce.
Chiến lược gia thị trường cấp cao Bob Haberkorn của công ty RJO Futures cho biết: “Nếu Fed tăng lãi suất vào tuần tới, vàng có thể bán tháo dưới mức 1.800 USD/ounce. Tuy nhiên, đó là mức thấp tạm thời do Fed đang trong tình thế tồi tệ nếu tăng lãi suất trước tháng 3/2022”.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đạt mức cao nhất 2 năm và đồng USD đạt mức cao nhất 1 tuần, khiến vàng trở nên đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh New York cho biết, Chỉ Số Sản Xuất Empire State của bang này đã giảm xuống âm 0,7 trong tháng 1/2022 so với mức 31,9 của tháng trước đó. Đây là lần giảm đầu tiên của chỉ số này kể từ tháng 6/2020. Chỉ số thị trường nhà ở của Hiệp hội xây dựng nhà quốc gia và ngân hàng Wells Fargo (Mỹ) cũng xuống 83 (điểm) trong tháng Giêng.
Về các kim loại quý khác, giá bạc giao tháng 3/2022 phiên này tăng 57,4 US cent (2,5%) lên 23,492 USD/ounce.; bạch kim giao tháng 4/2022 tăng 14,9 USD (1,54%) xuống 979,5 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng chịu áp lực giảm do đồng USD tăng và thị trường dự kiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ vào tháng 3/2022. Ngoài ra, giá đồng chịu áp lực giảm còn do tồn trữ tại London tăng 2.000 tấn lên mức cao nhất 2 tháng (94.525 tấn). Theo đó, giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 0,7% xuống 9.662 USD/tấn.
Giá thép cây và thép cuộn cán nóng tại Trung Quốc giao dịch trong phạm vi hẹp do tiêu thụ trong lĩnh vực xây dựng vẫn yếu, trong khi đó các nhà máy thép cắt giảm sản lượng trước ngày nghỉ lễ. Theo đó, giá thép cây kỳ hạn tháng 5/2022 tăng 0,3% lên 4.599 CNY (724,45 USD)/tấn; thép cuộn cán nóng tăng 0,3% lên 4.709 CNY/tấn; thép không gỉ kỳ hạn tháng 2/2022 tăng 1,7% lên 17.970 CNY/tấn.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng 1,1% lên 715 CNY/tấn, hồi phục từ mức giảm trong đầu phiên giao dịch. Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc giảm 2,5 USD xuống 127,5 USD/tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Trên thị trường nông sản, giá lúa mì tại Chicago tăng 3,2%, được hỗ trợ bởi lo ngại căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng, cũng như thời tiết lạnh có thể đe dọa năng suất cây trồng tại một số khu vực khô hạn của Mỹ.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì đỏ, mềm vụ đông tăng 27-1/2 US cent lên 7,69 USD/bushel; giá đậu tương kỳ hạn tháng 3/2022 giảm 8-1/2 US cent xuống 13,61-1/4 USD/bushel; giá ngô giao cùng kỳ hạn tăng 3-1/4 US cent lên 5,99-1/2 USD/bushel.
Giá đường thô đạt mức cao nhất 2 tuần, được thúc đẩy bởi giá dầu thô tăng mạnh có thể khiến lượng mía đường sử dụng sản xuất ethanol nhiều hơn đường; đường trắng kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn London tăng 0,5% lên 510,7 USD/tấn.
Theo đó, đường thô kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn ICE tăng 0,35 US cent tương đương 1,9% lên 18,66 US cent/lb, sau khi đạt mức cao nhất 2 tuần (18,79 US cent/lb) trong đầu phiên giao dịch.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2022 giảm 0,05 US cent xuống 2,396 USD/lb; robusta kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn London giảm 23 USD tương đương 1% xuống 2.195 USD/tấn.
Giá cao su tại Nhật Bản giảm do lo ngại giá dầu tăng, trong bối cảnh căng thẳng tại Trung Đông gia tăng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu và tiêu thụ nguyên liệu này, trong khi các trường hợp nhiễm Covid-19 tại Nhật Bản tăng thúc đẩy hoạt động bán tháo.
Giá dầu tăng làm dấy lên mối lo ngại lạm phát tăng cao có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu và giảm nhu cầu đối với hàng hóa bao gồm cao su.
Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Osaka giảm 0,7 JPY tương đương 0,3% xuống 242,2 JPY (2,1 USD)/kg; cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Thượng Hải giảm 65 CNY xuống 14.840 CNY (2.337 USD)/tấn.
Giá hàng hóa thế giới

 

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

86,71

+1,28

+1,50%

Dầu Brent

USD/thùng

88,72

+1,21

+1,38%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

54.230,00

+210,00

+0,39%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

4,31

+0,02

+0,54%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

246,64

+3,46

+1,42%

Dầu đốt

US cent/gallon

271,30

+3,90

+1,46%

Dầu khí

USD/tấn

775,50

+10,25

+1,34%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

75.530,00

+470,00

+0,63%

Vàng New York

USD/ounce

1.813,20

+0,80

+0,04%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.654,00

-40,00

-0,60%

Bạc New York

USD/ounce

23,56

+0,06

+0,27%

Bạc TOCOM

JPY/g

86,00

+1,40

+1,65%

Bạch kim

USD/ounce

981,74

-3,50

-0,36%

Palađi

USD/ounce

1.901,80

-4,32

-0,23%

Đồng New York

US cent/lb

441,60

+3,35

+0,76%

Đồng LME

USD/tấn

9.676,00

-55,00

-0,57%

Nhôm LME

USD/tấn

3.024,50

+27,50

+0,92%

Kẽm LME

USD/tấn

3.567,00

+59,00

+1,68%

Thiếc LME

USD/tấn

42.292,00

+992,00

+2,40%

Ngô

US cent/bushel

604,25

+4,75

+0,79%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

772,25

+3,25

+0,42%

Lúa mạch

US cent/bushel

651,00

+4,25

+0,66%

Gạo thô

USD/cwt

14,51

-0,01

-0,07%

Đậu tương

US cent/bushel

1.372,00

+10,75

+0,79%

Khô đậu tương

USD/tấn

393,30

+3,20

+0,82%

Dầu đậu tương

US cent/lb

59,80

+0,72

+1,22%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

969,20

+5,20

+0,54%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.631,00

-28,00

-1,05%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

239,60

-0,05

-0,02%

Đường thô

US cent/lb

18,66

+0,35

+1,91%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

150,20

+0,45

+0,30%

Bông

US cent/lb

121,55

+0,47

+0,39%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

1.278,70

-30,00

-2,29%

Cao su TOCOM

JPY/kg

183,90

+2,40

+1,32%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

 

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)