Năng lượng: Giá dầu tăng tháng thứ năm liên tiếp
Giá dầu giảm trong phiên cuối cùng tháng 4 trong không khí giao dịch nhiều biến động, khi đó giá dầu sưởi của Mỹ có lúc giảm mạnh, hơn 20%.
Giá dầu Brent kỳ hạn tháng 6 kết thúc phiên này giảm 12 US cent xuống 107,14 USD/thùng, kỳ hạn tháng 5 – đáo hạn trong ngày 29/4 – tăng 1,75 USD lên mức 109,34 đô la/thùng. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 67 US cent xuống 104,69 USD/thùng, khi các nhà giao dịch bán các hợp đồng năng lượng trên diện rộng.
Tính chung cả tuần, giá dầu Brent và WTI đều tăng, và tính chung cả tháng 4 tăng tháng thứ 5 liên tiếp, với dầu Brent tháng này tăng 1,3%, trong khi WTI tăng 4,4%.
Giá dầu sưởi Mỹ kỳ hạn tháng 5, đại diện cho giá dầu diesel, đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục 5,8595 USD/gallon trước khi giảm xuống chỉ còn 4,4067 USD/gallon. Giá dầu diesel kỳ hạn tương lai tăng vọt như vậy là do các nhà đầu tư lo lắng về nguồn cung thắt chặt trên toàn cầu sau khi bùng nổ xung đột giữa Nga và Ukraine.
Giá đã tăng lên do lo ngại rằng nguồn cung của Nga sẽ tiếp tục bị gián đoạn do xung đột ở Ukraine. Hợp đồng kỳ hạn tương lai tăng trong tuần này do khả năng Đức sẽ tham gia cùng các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu khác trong lệnh cấm vận đối với dầu của Nga.
Sản lượng dầu của Nga có thể giảm tới 17% trong năm nay, do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối làm tổn hại đến đầu tư và xuất khẩu dầu của Nga, Reuters dẫn thông tin từ một tài liệu của Bộ Kinh tế Nga cho biết,
Số lượng giàn khoan dầu khí, một chỉ báo về nguồn cung trong tương lai, cho thấy các giàn khoan dầu của Mỹ đã tăng 3 giàn lên 552 trong tuần này.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh có khả năng sẽ bám sát thỏa thuận hiện tại của họ và đồng ý một mức tăng sản lượng nhỏ khác cho tháng Sáu khi tổ chức này họp vào ngày 5 tháng Năm, sáu nguồn tin từ nhóm sản xuất nói với Reuters hôm thứ Năm.
Tuy nhiên, thị trường cũng xuất hiện những yếu tố gây giảm giá liên quan đến nhu cầu. Trong đó, Trung Quốc không có dấu hiệu nới lỏng các biện pháp phong tỏa - đã ảnh hưởng đến nền kinh tế và chuỗi cung ứng toàn cầu của nước này.
Đà tăng giá của dầu thô có thể bị đình trệ và giá có thể trung bình chỉ dưới 100 USD/thùng trong năm nay do những rủi ro liên quan đến việc Trung Quốc phong tỏa chống COVID-19, một cuộc thăm dò của Reuters mới đây cho thấy.
Giá khí đốt ở cả châu Âu và châu Á đều giảm trong phiên vừa qua do nguồn cung dồi dào và tác động của việc Nga dừng xuất khẩu khí đốt sang Balan và Bulgaria giảm dần.
Trên thị trường khí đốt Hà Lan, hợp đồng khí đốt TTF giao tháng 6 giảm 2,70 euro xuống 99,00 euro/megawatt giờ (MWh); hợp đồng hợp đồng hàng tuần giảm 10,78 euro xuống 99,50 euro/MWh.
Trên thị trường Anh, hợp đồng hàng tuần cũng giảm 9,00 pence xuống 120,00 pence/therm.
Hôm thứ Năm, Ủy ban châu Âu cảnh báo những người mua khí đốt của Nga rằng họ có thể vi phạm các lệnh trừng phạt nếu chuyển tiền thanh toán khí đốt thành rúp Nga, trong bối cảnh các quan chức trong khu vực đang đấu tranh để làm rõ lập trường của EU về kế hoạch thanh toán của Moscow, vốn đã gây ra sự bất đồng trong khối.
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á cũng giảm vào cuối tuần này lại do nhu cầu nhập khẩu của châu Á giảm, sau khi tăng một thời gian ngắn vào đầu tuần này khi nguồn cung của Nga sang Ba Lan và Bulgaria ngừng lại.
Các nguồn tin trong ngành cho biết, giá LNG trung bình kỳ hạn giao tháng 6 tại Đông Bắc Á ước tính là 23,50 USD/ mmBtu, giảm 1,90 USD, tương đương 7,5% so với tuần trước.
Đối với mặt hàng than, giá than luyện cốc kỳ hạn giao tháng 9 trên sàn Đại Liên tăng 0,9% lên 2.853 nhân dân tệ/tấn; giá than cốc tăng 2,1% lên 3.625 nhân dân tệ/tấn.
Trung Quốc cho biết họ sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu đối với tất cả các loại than xuống 0, một nỗ lực đảm bảo an ninh năng lượng trong bối cảnh giá toàn cầu tăng vọt và lo ngại về gián đoạn nguồn cung.
Tuy nhiên, động thái này được cho là có tác động hạn chế đến việc cắt giảm chi phí nhập khẩu, các nhà phân tích của SinoSteel Futures cho biết, lưu ý rằng việc đồng Nhân dân tệ giảm giá gần đây khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn, làm giảm lợi ích từ chi phí nhập khẩu giảm do chính sách mới.
Kim loại quý: Giá vàng giảm trong tháng 4
Giá vàng tăng 1% trong phiên cuối cùng của tháng 4 do USD giảm giá, nhưng tính chung trong tháng 4 giá giảm do nhà đầu tư đặt cược vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ.
Giá vàng giao ngay kết thúc phiên 29/4 tăng 0,9% lên 1.911,14 USD/ounce, song tính chung cả tháng 4 giảm 1,4%, là tháng giảm đầu tiên kể từ tháng 1/2022. Giá vàng kỳ hạn tháng 6/2022 tăng 1,1% lên 1.911,70 USD/ounce.
Edward Meir, nhà phân tích của ED&F Man Capital Markets cho biết: “Thị trường vàng đã chứng kiến sự bán tháo liên tục trong những tuần qua khi đồng USD tăng giá”.
Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt của Mỹ – trong phiên 29/4 giảm 0,7%, sau khi chạm mức cao nhất 20 năm ở phiên liền trước, khiến vàng trở nên rẻ hơn đối với những người mua bằng các loại tiền tệ khác, do đó giá vàng tăng trong phiên cuối tuần.
Tăng thêm sức hấp dẫn cho vàng thỏi là dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ bất ngờ thu hẹp trong quý đầu tiên của năm nay giữa bối cảnh dịch Covid-19 tái bùng phát và dòng tiền từ Chính phủ để cứu trợ cho người dân và doanh nghiệp chống lại dịch Covid-19 giảm đi.
Chi phí lao động của Mỹ tăng lên mức cao nhất trong vòng 21 ở quý đầu tiên của năm, cho thấy lạm phát tiền lương tăng và thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang (Fed) hướng tới lập trường chính sách thắt chặt tiền tệ.
Ông Meir nói: “Dữ liệu GDP và chỉ số chi phí trong dữ liệu việc làm cho thấy lạm phát vẫn đang ở mức khá nóng, điều này nói chung là hỗ trợ cho vàng”.
Vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát tăng cao và những bất ổn, nhưng lãi suất tăng làm giảm sức hấp dẫn của vàng bởi làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý vốn không có lãi suất này.
Các thị trường hiện đang tập trung sự chú ý vào cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày của ngân hàng trung ương Mỹ, bắt đầu vào ngày 3 tháng 5, với dự đoán các quan chức Fed sẽ tăng tỷ lệ lãi suất thêm nửa điểm phần trăm.
Về những kim loại quý khác, giá bạc phiên 29/4 giảm 0,3% xuống 23,06 USD/ounce, trong khi bạch kim tăng 2,5% lên 942,36 USD. Cả hai kim loại quý này đều giảm trong tháng 4. Giá palladium phiên này tăng 3,9% lên 2.317,97 USD/ounce.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng giảm mạnh trong tháng 4
Giá đồng phục hồi trong phiên 29/4 khi nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới - Trung Quốc - cam kết hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế của mình thoát khỏi những ảnh hưởng tiêu cực từ dịch COVID-19 và đồng USD giảm khỏi mức cao nhất trong vòng 20 năm, nhưng tính chung cả tháng 4 kim loại này vẫn giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2021.
Đồng đô la yếu đi làm cho các kim loại tính theo USD trở nên rẻ hơn đối với những người mua sử dụng các loại tiền tệ khác, làm tăng sức hấp dẫn của các hàng hóa này.
Trong khi đó, cơ quan ra quyết định hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết nước này sẽ tăng cường hỗ trợ chính sách để ổn định nền kinh tế và bù đắp tác động của các đợt phong tỏa nhằm làm chậm sự lây lan của COVID-19. Trung Quốc chiếm khoảng một nửa nhu cầu kim loại toàn cầu.
Giá đồng kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) kết thúc phiên tăng 0,8% lên 9,780 USD/tấn, tính chung cả tháng giảm hơn 5%.
Bộ Chính trị Trung Quốc đã cam kết sẽ bổ sung các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để vực dậy nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn.
Về những kim loại cơ bản khác, giá nhôm phiên 29/4 tăng 1% lên 3.064 USD/tấn, tính chung cả tháng 4 giá giảm mahj nhất trong hơn 13 năm do lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc. Giá kẽm giảm 1,5% xuống 4.071 USD, chì giảm 0,3% xuống 2.262 USD, thiếc giảm 1,1% xuống 40.485 USD và nickel giảm 2,8% xuống 32.060 USD.
Giá quặng sắt kỳ Trung Quốc tăng phiên thứ tư liên tiếp với mức tăng hơn 4%, được thúc đẩy bởi do kỳ vọng nhu cầu sẽ gia tăng sau khi Bắc Kinh cam kết tăng cường hỗ trợ chính sách để ổn định nền kinh tế.
Một cuộc họp của Bộ Chính trị dưới sự chủ trì của Chủ tịch Tập Cận Bình hôm thứ Sáu cho biết Trung Quốc sẽ áp dụng một gói chính sách để giúp đỡ các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản.
Giá quặng sắt trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng 4,2% lên 870 nhân dân tệ (132,05 USD)/tấn vào lúc kết thúc phiên giao dịch.
Giá thép thanh vằn kỳ hạn giao tháng 10 trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải cũng tăng 1,6% ở mức 4.910 nhân dân tệ/tấn; thép cuộn cán nóng tăng 1,5% lên 4.996 nhân dân tệ/tấn.
Thép cây và thép cuộn cán nóng lần lượt giảm 3% và 4,4% trong tháng 4 do tình hình tiêu thụ chậm chạp do đại dịch và gián đoạn vận chuyển.
Nhu cầu đối với các sản phẩm thép chủ chốt dần hồi phục kể từ giữa tháng 4 và ở mức 10,35 triệu tấn trong tuần này, theo tính toán của Reuters dựa trên dữ liệu sản xuất và tồn kho từ công ty tư vấn Mysteel.
Giá thép không gỉ giao tháng 6 trên sàn Thượng Hải giảm 0,6% xuống 19.360 nhân dân tệ/tấn vào thứ Sáu, giảm 3,9% trong tháng.
Nông sản: Giá dầu cọ và bông tăng mạnh
Giá lúa mì Mỹ giảm xuống mức thấp nhất 3 tuần, giảm nhiều nhất là các hợp đồng lúa mì đổ cứng vụ đông, sau khi có mưa rào ở những khu vực trồng trọt quan trọng của Mỹ, làm gia tăng độ ẩm cần thiết cho cây.
Giá ngô không thay đổi vào lúc kết thúc phiên, sau khi có lúc tăng vọt lên mức cao nhất gần 10 năm trong ngày thứ ba liên tiếp do lo ngại rằng mưa và thời tiết mát mẻ sẽ tiếp tục trì hoãn việc trồng trọt ở khu vực trung tây nước Mỹ.
Giá đậu tương cũng đi ngang vào lúc đóng cửa, sau khi tăng lúc đầu phiên. Theo đó, giá lúa mì đỏ mềm vụ đông kỳ hạn tháng 7 trên sàn Chicago kết thúc phiên giảm 30 US cent xuống 10,55-3/4 USD/bushel, lúa mì đỏ cứng vụ đông cũng giảm 35 US cent xuống 11,06-1/4 USD/bushel. Cả hai hợp đồng đều ở mức thấp nhất kể từ ngày 8 tháng 4.
Giá ngô Mỹ giao tháng 7 kết thúc phiên này không đổi ở mức 8,13-1/2 USD/bushel, sau khi có lúc đạt 8,24-1/2 USD/bushel. Giá đậu tương giao tháng 7 cũng vững ở 16,84-3/4 USD/bushel.
Nhu cầu nghiền đậu tương trong tháng 6, tháng 7 và tháng 8/2022 đang tăng lên trong bối cảnh các nhà xuất khẩu và người tiêu dùng trong nước tranh giành nguồn cung.
Công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago vẫn lạc quan về các hợp đồng nông sản kỳ hạn do thời tiết bất lợi của Mỹ và Brazil cũng như xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, trong đó ngô là mặt hàng dẫn đầu xu hướng tăng.
Giá dầu cọ Malaysia kỳ hạn tương lai cao kỷ lục trong phiên cuối tháng, tính chung cả tháng tăng mạnh nhất trong gần 13 năm do lệnh cấm xuất khẩu của nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu thế giới – Indonesia - làm dấy lên lo ngại về việc thắt chặt nguồn cung và đẩy giá dầu ăn trên toàn cầu tăng.
Theo đó, dầu cọ kỳ hạn tháng 7 trên Sàn giao dịch phái sinh Bursa, Malaysia, tăng 191 ringgit, tương đương 2,76%, lên 7.105 ringgit (1.632,58 USD)/tấn.
Trong tuần, hợp đồng đã tăng 11,5%, mức tăng phần trăm lớn nhất trong một năm, thúc đẩy bởi lo lắng về nguồn cung.
Hợp đồng này ghi nhận mức tăng hàng tháng là 24,5%, tháng tăng nhiều nhất kể từ tháng 4 năm 2009.
Giá đường thô kỳ hạn trên sàn ICE đóng cửa giảm trong phiên cuối tuần, giảm 0,07 cent, tương đương 0,4%, xuống 19,35 cent/lb, chạm mức giá thấp nhất trong hơn một tháng là 18,80 cent. Giá đường trắng giao tháng 8 tăng 1,90 USD hay 0,4% lên 529,40 USD/tấn.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 kết thúc phiên tăng 4,5 cent, tương đương 2,1% lên 2,221 USD/lb, trong phiên liền trước có lúc giá chạm mức thấp nhất kể từ ngày 30/3 là 2,1455 USD vào thứ Tư.
Các đại lý cho biết các nhà xuất khẩu ở nhà sản xuất hàng đầu - Brazil - đã thận trọng trong việc bán ra, ngay cả khi đồng tiền Brazil suy yếu. Đồng real yếu thường thúc đẩy việc bán ra vì làm tăng lợi nhuận tính theo nội tệ.
Giá cà phê robusta giao tháng 7 phiên này cũng tăng 18 USD, tương đương 0,9% lên 2.107 USD/tấn.
Giá bông trên sàn New York tăng tuần thứ 2 liên tiếp do các nhà máy hoạt động ổn định trong khi dự báo nguồn cung sẽ khan hiếm do thời tiết bất lợi.
Hợp đồng bông giao tháng 7/2022 kết thúc phiên vừa qua tăng 1,19 cent, tương đương 0,81%, lên 148,87 cent/lb; giá giao dịch trong phạm vi 144,44 - 151,1 cent/lb.
Tính chung cả tuần, giá đã tăng 9,7%, mức tăng nhiều nhất kể từ tháng 7, và tính chung cả tháng 4 tăng 12,2%.
Giá hàng hóa thế giới

 

Mặt hàng

ĐVT

Giá 29/4

So với 28/4

%

Hàng tuần

Hàng tháng

Hàng năm

Dầu thô

USD/Bbl

104,130

1,250

-1,19%

2,02%

-1,47%

63,78%

Dầu Brent

USD/Bbl

109,40

1,81

1,68%

2,58%

-1,83%

63,87%

Khí tự nhiên

USD/MMBtu

7,2450

0,3570

5,18%

8,73%

28,05%

147,19%

Xăng

USD/Gal

3,4640

0,0404

-1,15%

4,81%

5,40%

66,84%

Dầu đốt

USD/Gal

326,30

0,25

0,08%

0,09%

25,50%

249,73%

Vàng

USD/t.oz

1896,00

1,66

0,09%

-1,75%

-1,92%

7,20%

Bạc

USD/t.oz

22,746

0,388

-1,68%

-5,77%

-8,45%

-12,18%

Đồng

USD/Lbs

4,3705

0,0355

-0,80%

-4,61%

-8,00%

-2,42%

Thép

CNY/T

5208,00

157,00

3,11%

1,46%

3,68%

-2,87%

Quặng sắt

USD/T

138,00

1,00

0,73%

-5,80%

-6,44%

-28,13%

Đậu tương

USd/Bu

1708,25

1,75

0,10%

-0,45%

2,66%

8,74%

Lúa mì

USd/Bu

1055,75

30,00

-2,76%

-1,81%

3,20%

42,19%

Cà phê

USd/Lbs

222,55

4,65

2,13%

-2,45%

3,18%

57,39%

Đường

USd/Lbs

19,38

0,04

-0,21%

0,73%

-0,46%

11,12%

Ngô

USd/BU

817,5000

1,5000

0,18%

3,09%

10,77%

10,47%

 

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)