Thông tin tại hội ghị giao ban công tác quý I và triển khai nhiệm vụ, phương hướng hoạt động quý II/2025 của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, thị trường cà phê toàn cầu chứng kiến sự biến động mạnh về giá cả do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến nguồn cung cà phê tại các nước sản xuất chính giảm mạnh. Riêng ở Việt Nam, thời tiết khô hạn cũng ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất thu hoạch.
Do đó, thị trường cà phê toàn cầu tiếp tục đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt là cà phê robusta, mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Đây cũng là động lực thúc đẩy giá cà phê robusta trong nước và thế giới ổn định ở mức cao từ năm ngoái tới nay.
Tuần trước, Ngân hàng Rabobank dự báo sản lượng cà phê arabica của Brazil trong niên vụ 2025/26 sẽ giảm 13,6% so với niên vụ trước, chỉ còn 38,1 triệu bao, do thời tiết khô hạn tại các khu vực trồng arabica trọng điểm khiến quá trình ra hoa của cây cà phê bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngược lại, giá robusta chịu áp lực khi Rabobank dự báo sản lượng cà phê robusta của Brazil trong niên vụ 2025/26 sẽ tăng 7,3%, lên mức kỷ lục 24,7 triệu bao.
Phiên hôm qua 28/4, đồng real Brazil đã tăng lên mức cao nhất trong 3 tuần so với USD, làm giảm động lực bán ra từ các nhà sản xuất cà phê Brazil, cũng góp phần hỗ trợ giá.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), sản lượng cà phê toàn cầu năm 2024 tăng 4% so với năm trước, đạt 10,5 triệu tấn, nhờ vào điều kiện thời tiết thuận lợi và tiến bộ trong kỹ thuật canh tác. Tuy nhiên, các yếu tố như hiện tượng El Niño đã gây ra hạn hán nghiêm trọng tại các quốc gia sản xuất lớn như Brazil và Việt Nam.
Trên hai sàn giao dịch thế giới, giá arabica tiếp tục tăng mạnh sau khi đạt mức cao nhất 7 tuần, còn giá robusta ít thay đổi. Giá arabica KCc2 trên sàn New York tăng 10,2 cent, tương đương 2,6% lên mức 410,05 USD/tấn. Giá robusta LRCc2 trên sàn London chốt ở 5.413 US cent/lb.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters, Báo Nông nghiệp và Môi trường