Dầu cọ

Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 6/2021 trên sàn Bursa Malaysia đóng cửa giảm 120 ringgit, tương đương 3% xuống ở 3.900 ringgit (948,44 USD)/tấn. Giá đã giảm từ mức cao nhất 13 năm trong phiên giao dịch trước đó và chấm dứt chuối tăng giá mạnh nhất kể từ tháng 6/2002.

Hiệp hội các nhà xay xát dầu cọ ở bản đảo phía Nam đã dự báo sản lượng dầu cọ trong nửa đầu tháng 3/2021 sẽ giảm 62% so với tháng trước.
Xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia trong giai đoạn này cũng giảm 1% xuống 549.273 tấn so với cùng kỳ tháng 2/2021, theo dữ liệu từ Societe Generale de Surveillance.
Theo dữ liệu từ Ủy ban châu Âu, nhập khẩu dầu cọ của EU trong niên vụ 2020/21 (bắt đầu vào tháng 7/2020) đạt 3,87 triệu tấn, giảm so với mức 4,01 triệu tấn vụ trước.
Giá dầu đậu tương trên sàn Đại Liên giảm 0,3% còn giá dầu cọ giảm 1,7%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 0,8%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá của các loại dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Indonesia là nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu thế giới. Nước này đã sản xuất được 3,76 triệu tấn dầu cọ thô và các loại dầu hạt trong tháng 1/2021, nâng dự trữ của nước này lên 4,25 triệu tấn vào cuối tháng.
Trong tháng giêng năm nay, nước này đã xuất khẩu 2,86 triệu tấn dầu cọ và các chế phẩm, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước, theo dữ liệu từ Hiệp hội dầu cọ Indonesia (GAPKI).
Đường
Kết thúc phiên vừa qua, giá đường trắng kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn London tăng 4,3 USD, tương đương 0,9% lên 463,4 USD/tấn. Giá đường thô giao cùng kỳ hạn trên sàn ICE đóng cửa tăng 0,18 US cent hay 1,1% lên 16,3 US cent/lb.

Đồ thị giá đường trắng và đường thô phiên 16/3

Giá đường được củng cố sau khi hợp đồng tháng 3 đáo hạn và đang giao dịch trong biên độ hẹp từ 15,9 tới 16,7 US cent trong tháng này.

Nguồn: VITIC/Reuters