Trong thời đại công nghệ thông tin, việc mua sắm trên mạng mang lại nhiều tiện ích cho người dùng. Tuy nhiên nếu không tìm hiểu kỹ, bạn có nguy cơ mua phải hàng kém chất lượng, hoặc bị đánh cắp mật khẩu thẻ tín dụng… Sau đây là những lời khuyên của giúp bạn an toàn hơn khi mua sắm trực tuyến:

Tránh dùng wifi công cộng

Tránh dùng mạng wifi hay máy tính nơi công cộng (thư viện, quán game) khi mua sắm trực tuyến.  Nếu bạn mua sắm trên di động, nên bật 3G và tăng cường bảo mật với VPN.

Hạn chế mua sắm trên di động sau khi điện thoại bạn đã jailbreak (đối với iPhone, iPad) hay root (các thiết bị Android).

Biết bạn mua hàng từ đâu

Hãy điều tra và tìm hiểu kỹ người bán trước khi mua hàng bởi vì ngày nay, việc tạo một gian hàng mua sắm trực tuyến là rất đơn giản. Nếu bạn không rõ về người bán, hãy tra cứu thông tin về cửa hàng, chú ý các khuyến nghị và phản hồi từ phía. Kiểm tra chính sách trả hàng và hoàn tiền trước khi đặt hàng.

Tra cứu xem website thương mại điện tử đã đăng ký, thông báo. Hãy đảm bảo rằng trang web của hãng này có sử dụng đường link bảo mật https:// hoặc được xác nhận bảo mật bởi bên thứ ba, thường là các hãng diệt virus.

Giữ bí mật thông tin

Không tiết lộ thông tin cá nhân trừ khi bạn biết ai sẽ nhận được, tại sao họ cần và sẽ sử dụng chúng như thế nào. Nhà bán lẻ thường không cần thông tin cụ thể về ngày sinh, hay bảo hiểm xã hội của bạn. Bạn nên sử dụng địa chỉ nơi làm việc hơn là địa chỉ nhà, phòng khi những nhà bán lẻ sẽ bán thông tin của bạn cho một bên thứ ba.

Giữ bảo mật mật khẩu

Những cửa hàng mua sắm trực tuyến nổi tiếng sẽ đòi hỏi bạn phải đăng ký người dùng trước khi mua sắm. Khi chọn mật khẩu, hãy tạo những ký tự khó đoán, tránh những mật mã về ngày sinh, số điện thoại di động hay tên riêng ai đó trong nhà.

Sử dụng một email riêng cho việc mua sắm để tránh thư rác. Nhớ cần phải đăng xuất khỏi tài khoản, xóa dữ liệu trình duyệt sau khi mua sắm.

Sử dụng tầng mã hóa sâu

Có một số lớp bảo mật sâu giúp bạn tăng độ an toàn khi mua sắm như MasterCard SecureCode. Đây là mã cá nhân mà chỉ bạn và bên cung cấp dịch vụ tài chính biết được. Bạn sẽ phải xác nhận nó trước khi mua sắm.

Tuyệt đối không gửi thông tin cụ thể về thẻ tín dụng qua email, qua tin nhắn, không đăng lên mạng xã hội và qua các trang web không bảo mật.

Gìn giữ giấu vết

Hãy in tất cả những thông tin ghi lại từ hoạt động mua sắm, bao gồm bản miêu tả sản phẩm, thông tin chuyển hàng, bảo hành và những thông tin khác mà nhà bán lẻ gửi cho bạn. Hoặc có thể tạo một thư mục mới trên máy tính và lưu giữ tất cả thông tin về giao dịch.

Kiểm tra mức gia cuối cùng xem nó đã tính kèm thuế giá trị gia tăng (VAT), chi phí vận chuyển hay chưa. Điều đó sẽ giúp bạn bảo vệ được quyền lợi nếu có mâu thuẫn với cửa hàng.
Theo Đức Anh
VnExpress

Nguồn: VnExpress