Giá vàng trong nước tương đối ổn định
Vào lúc 15h30 giá vàng Doji niêm yết tại Hà Nội ở mức mua vào 68,25 triệu đồng/lượng - bán ra 69,15 triệu đồng/lượng (giảm 50.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều hôm qua cả 2 chiều mua bán).
Giá vàng Phú Quý niêm yết tại Hà Nội ở mức mua vào 68,35 triệu đồng/lượng - bán ra 69,05 triệu đồng/lượng (không đổi cả 2 chiều mua bán).
Giá vàng Vietinbank Gold niêm yết tại Hà Nội ở mức mua vào 68,35 triệu đồng/lượng - bán ra 69,07 triệu đồng/lượng (không đổi cả 2 chiều mua bán).
Giá vàng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài gòn SJC tại Hà Nội mua vào 68,35 triệu đồng/lượng - bán ra 69,07 triệu đồng/lượng (không đổi cả 2 chiều mua bán).
Giá vàng thế giới 1.920 – 1.927 USD/ounce
Giá vàng thế giới hôm nay giao dịch quanh mức 1.920 – 1.927 USD/ounce, giảm 2 – 5 USD/ounce so với hôm qua. Giá vàng chịu áp lực giảm liên tiếp do sức ép của đồng đô la Mỹ tăng và lãi suất trái phiếu Mỹ tăng mạnh sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) củng cố quan điểm về lãi suất.
Giá vàng thế giới sụt giảm sau khi Mỹ phát đi tín hiệu tăng lãi suất vào cuối năm 2023, đồng USD và trái phiếu Mỹ hấp dẫn nhà đầu tư. Giá vàng giảm trong phiên giao dịch đêm qua sau cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Nhà phân tích của Công ty Giao dịch ngoại hối OANDA (Mỹ) – ông Edward Moya cho biết đồng USD tăng giá dữ dội sau khi FED giữ nguyên lãi suất, đồng thời phát tín hiệu sẽ có thêm một đợt tăng lãi suất vào cuối năm 2023, tạo sức ép lên giá vàng.
Mặt khác, lãi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 2 năm vọt lên 5,2%, kỳ hạn 10 năm lên tới 4,48% đã kích thích nhà đầu tư dồn vốn vào trái phiếu. Điều này đồng nghĩa tiền chảy vào vàng rất ít. Giá vàng hôm nay đi xuống là tất yếu.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu tiếp tục đỏ sàn. Nhiều nhà đầu tư cổ phiếu đã chuyển dịch vốn vào USD, giúp đồng tiền này tăng giá nhiều hơn nữa, khiến thị trường vàng rơi vào thế bất lợi.
Xu hướng giá vàng: Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA cho biết Fed giữ lãi suất cao trong thời gian dài nâng lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm lên mức cao nhất trong 16 năm. Qua đó làm giảm sức hấp dẫn của vàng.
Hội đồng vàng thế giới (WGC) cho biết, nhu cầu vàng toàn cầu đã giảm 5% từ đầu năm đến nay cũng đóng góp vào việc giá vàng suy yếu.
Theo Capital Economics, giá vàng có thể giảm xuống 1.800 USD/ounce vào cuối năm nay khi kinh tế Mỹ bắt đầu tăng trưởng trở lại và áp lực lạm phát đã giảm bớt. Chỉ số đồng đô la Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm cũng đạt mức cao nhất trong 16 năm. Điều này đã tạo áp lực lên giá vàng thỏi không tính lãi suất.
Công cụ CME FedWatch cho biết, trong khi thị trường dự đoán có 45% khả năng sẽ có một đợt tăng lãi suất khác trong năm nay, họ cũng đặt cược vào khoảng 40% khả năng Fed sẽ nới lỏng lãi suất trong nửa đầu năm 2024.
Trong thị trường kim loại quý khác, bạc giảm 0,3% xuống còn 23,17 USD/ounce và bạch kim giảm 1,2% xuống còn 917,48 USD. Palladium giảm 2,1%, đạt mức thấp nhất kể từ ngày 30 tháng 8.