Giá đồng ngày 8/7/2022 tăng vào đầu phiên giao dịch tại châu Á , nối dài đà tăng so với phiên trước do hy vọng các gói kích thích tiêu dùng để hỗ trợ nền kinh tế hàng đầu của Trung Quốc mặc dù triển vọng suy thoái toàn cầu đã khiến kim loại này tiếp tục giảm liên tục trong tuần vừa qua.
Bên cạnh đó, giá các kim loại khác cũng tăng, với giá thiếc kỳ hạn tại Thượng Hải tăng hơn 3% sau hai phiên trượt giá.
Trong phiên giao dịch liền kề trước đó giá đồng tăng 4,5% lên 7.858 USD/tấn, sau khi Trung Quốc – nước tiêu thụ kim loại lớn nhất – đang xem xét các biện pháp kích thích có trị giá 220 tỉ USD. Giá đồng có phiên tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2018, song tính chung cả tuần giá đồng vẫn giảm gần 3% và giảm gần 30% từ mức cao kỷ lục (10.845 USD/tấn) trong tháng 3/2022.
Mặc dù giá đồng tăng từ mức thấp nhất 20 tháng song nhiều nhà phân tích dự kiến giá đồng sẽ tiếp tục giảm, do lãi suất tăng kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Trên sàn giao dịch London giá đồng kỳ hạn ba tháng tăng 0,5% lên 7.864 USD/tấn, nhưng đồng đang trên đà giảm hàng tuần thứ tư liên tiếp.
Hợp đồng đồng giao tháng 8 được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đã tăng tới 4% lên 60.540 CNY (tương đương 9.035,15 USD)/tấn, mặc dù cũng được ấn định là tuần giảm thứ 4.
Hãng tin Bloomberg đưa tin, Trung Quốc - nước tiêu thụ kim loại lớn nhất, đang xem xét các biện pháp kích thích trị giá 220 tỷ USD.
Nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi nhưng nền tảng của sự phục hồi đó không vững chắc và vẫn cần nhiều nỗ lực hơn nữa, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết.

 

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: CNY/tấn).

Tên loại

Kỳ hạn

Ngày 8/7

Chênh lệch so với giao dịch trước đó

Giá thép

Giao tháng 10/2022

4.203

-25

Giá đồng

Giao tháng 8/2022

59.710

+1.480

Giá kẽm

Giao tháng 8/2022

23.580

+490

Giá nikel

Giao tháng 8/2022

162.340

-1.320

Giá bạc

Giao tháng 12/2022

4.232

+0

 

Nguồn: VINANET/VITIC/Reuters