Giá quặng sắt ngày 8/7/2022 phục hồi từ đợt bán tháo trong phiên trước đó để tăng 5% do đồng USD suy yếu, mặc dù lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và việc Trung Quốc áp dụng các biện pháp hạn chế mới để chống COVID-19 vẫn còn tiếp diễn.
Trên sàn giao dịch hàng hàng hóa Đại Liên, giá quặng sắt tăng 3,9% lên 756,50 CNY(tương đương 112,82 USD)/tấn, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 8/2022 trên sàn giao dịch Singapore tăng 1,7% lên 113,5 USD/tấn.
Trong các phiên giao dịch trước đó, giá quặng sắt giảm 4 phiên liên tiếp trong 6 phiên.
Chứng khoán châu Á tăng dần vào thứ 5 khi các nhà đầu tư gặp khó khăn với rủi ro suy thoái kinh tế và khả năng tạm dừng tăng lãi suất, trong khi đồng euro giao dịch ở mức thấp nhất trong 2 năm. 
Đồng USD giảm 0,2% sau khi tăng lên mức cao đỉnh điểm 20 năm so với các loại tiền tệ khác, khiến kim loại được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang gây ra cú sốc lạm phát đình trệ nghiêm trọng, đẩy giá cả tăng cao khi nguồn cung năng lượng bị đe dọa và siết chặt thu nhập của các hộ gia đình và doanh nghiệp khi các mặt hàng thiết yếu trở nên đắt đỏ hơn.
Với cuộc xung đột lớn nhất ở châu Âu trong vòng 80 năm, nguy cơ leo thang căng thẳng khiến niềm tin tiêu dùng giảm sút trong khi châu Âu phải giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn thậm chí còn lớn hơn năm 2015.
 Trong khi đó, dịch COVID-19 bùng phát trở lại ở Trung Quốc một lần nữa đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu, làm gia tăng áp lực tăng giá và giảm sản lượng.
 Những diễn biến này làm suy yếu triển vọng kinh tế toàn cầu với quá nhiều bất ổn không thể loại trừ khả năng suy thoái toàn cầu vào năm tới do rủi ro ngày càng gia gia tăng.
Trung Quốc đang gấp rút dập tắt đợt bùng dịch mới để ngăn chặn nguy cơ lây lan sang một trong những khu vực kinh tế quan trọng nhất Trung Quốc. Điều này làm dấy lên rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng và đây cũng sẽ là thử thách lớn cho lập trường zero Covid-19 của Trung Quốc.
Tuần trước, Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn khẳng định Trung Quốc vẫn sẽ duy trì lập trường Zero Covid và cho biết Trung Quốc thà hứng chịu một số tác động tạm thời về kinh tế hơn là để dịch bệnh làm tổn thương tới sự an toàn và sức khỏe của người dân.

Nguồn: VINANET/VITIC/Reuters