Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng giao ngay vững ở mức 1.811,51 USD/ounce, vàng kỳ hạn tương lai tăng 0,1% lên 1.811,40 USD.

gia vang hom nay 21/7

Giá vàng kỳ hạn tương lai kết thúc phiên 20/7

Bart Melek, người phụ trách mảng chiến lược hàng hóa của TD Securities, cho biết: “Chúng tôi đã thấy sự biến động của vàng tăng lên khá nhiều và điều đó đã đánh bật một số vị thế mua”. Ông Bart Melek cho hay giá vàng sụt giảm là do đồng đô la yếu hơn.
Đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 3,5 tháng, làm giảm sức hấp dẫn của vàng.
Tuy nhiên, sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ và các quốc gia khác đã hậu thuẫn cho hoạt động mua vàng thỏi trong những phiên gần đây để bảo toàn nguồn vốn, khiến vàng hồi phục 1,7% từ mức thấp nhất 2 tuần ở phiên 19/7.

Giá vàng trong nước chiều 20/7:

Giá vàng SJC niêm yết tại 56,90 - 57,55 USD/ounce
Tại Hà Nội, hệ thống Bảo tín Minh Châu niêm yết giá vàng SJC ở 56,96 - 57,52 triệu đồng/lượng.
Giá vàng 999,9, thương hiệu vàng Rồng Thăng Long ít biến động, giao dịch ở mức 51,51 - 52,21 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trang sức giao dịch ở mức 50,75 - 51,85 triệu đồng/lượng.
"Rất nhiều người trên thị trường vàng năm nay đã chuyển hướng sang những thị trường khác, nhưng nếu có thêm những thông tin xấu về Covid-19 và chứng khoán suy yếu thì mọi người sẽ lại đổ xô vào vàng để đảm bảo an toàn”, Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường cao cấp thuộc RJO Futures, cho biết.
Vấn đề lớn nhất hiện tại là lo ngại về ảnh hưởng của biến thể Delta đối với nền kinh tế. Sự gia tăng của số ca Covid-19 trên khắp thế giới, đặc biệt ở cả nước Mỹ - nơi có tỷ lệ tiêm vaccine khá cao, khiến giá trị các tài sản rủi ro lao dốc.
Vàng được xem là nơi tích trữ giá trị, thường hưởng lợi trong giai đoạn bất ổn về chính trị và tài chính.Kim loại quý cũng được hưởng lợi nhờ lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ xuống thấp nhất trong hơn 5 tháng, theo đó làm giảm chi phí cơ hội sở hữu tài sản không sinh lời như vàng.
Trong khi đó, dữ liệu hôm thứ Ba cho thấy xuất khẩu vàng của Thụy Sĩ sang Ấn Độ tháng vừa qua đã tăng lên, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc đại lục giảm.
Suki Cooper, nhà phân tích thuộc Standard Chartered, cho biết: “Nhu cầu vật chất có khả năng giảm, nhưng các ngân hàng trung ương vẫn mua ròng và do nhu cầu có tiềm năng tăng do người tiêu dùng bị dồn nén khi các cửa hàng của Ấn Độ mở cửa trở lại”.

Nguồn: VITIC / Reuters