Hoạt động sản xuất ở Nga vẫn tiếp tục mà không bị cản trở, theo tuyên bố từ nhà môi giới hàng hóa Marex và dựa trên dữ liệu từ dịch vụ phân tích vệ tinh Earth-i ra đời vào năm 2019.
Nga cung cấp khoảng 10% lượng nickel trên thế giới.
SAVANT đã nhận thấy sự gián đoạn sản xuất tại nhà máy sản xuất hợp kim sắt - nickel duy nhất Pobuzhskiy của Ukraine, nhưng nhà máy luyện kim Nadezhda của Nornickel ở Nga vẫn hoạt động bình thường, tuyên bố cho biết.
Earth-i là công ty chuyên về dữ liệu không gian địa lý, theo dõi các lò luyện đại diện cho 90% sản lượng nickel và đồng trên toàn cầu. Họ bán dữ liệu cho các nhà quản lý đầu tư, thương nhân và thợ mỏ. Đồng thời, công ty này công bố chỉ số về hoạt động của nhà máy luyện đồng toàn cầu miễn phí hàng tháng.
Chỉ số phân tán toàn cầu của nickel đã tăng từ mức 41,6 trong tháng 2 lên 47,3 vào tháng 3.
Theo chỉ số phân tán, điểm 50 cho thấy các lò luyện đang hoạt động ở mức trung bình trong 12 tháng qua. Ngoài ra, họ còn có chỉ số thứ hai hiển thị tỷ lệ phần trăm lò luyện đang hoạt động.
Chỉ số nickel gang (NPI) của Trung Quốc đã phục hồi từ mức 37,8 trong tháng 2 lên 55,4 vào tháng 3 khi các nhà máy khôi phục sản xuất sau Thế vận hội mùa đông.
NPI là kim loại có hàm lượng nickel thấp hơn, thay thế cho nickel tinh chế.
Mặc dù xảy ra một số vấn đề tại một nhà máy luyện kim Trung Quốc khiến sản lượng ngưng trệ, hoạt động luyện đồng vẫn tăng cao hơn trong tháng 3, tuyên bố cho biết.
Trong bối cảnh dư thừa nguồn cung sau khi nhà máy luyện đồng tư nhân lớn Yanggu Xiangguang ngừng sản xuất, các nhà máy luyện kim của Trung Quốc đã tăng giá sàn đối với phí xử lý và tinh luyện trong quý II.
Guy Wolf, trưởng bộ phận phân tích toàn cầu của Marex cho biết: “Sự cố ngừng hoạt động của Xiangguang đã ảnh hưởng đến thị trường tinh quặng nickel, việc này được cho là do nhà máy bảo trì nhiều lần”.
Chỉ số phân tán đồng toàn cầu đã tăng từ mức 46,3 trong tháng 2 lên 47,9 vào tháng 3, nhưng Chỉ số công suất nhàn rỗi của Trung Quốc đã tăng mạnh từ mức 1,6 trong tháng 2 lên 8,7 vào tháng 3.
 
 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters)