Dữ liệu của Bộ Tài chính cho thấy xuất khẩu tăng 1,6% trong tháng 10/2023 so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ này nhanh hơn mức tăng 1,2% mà các nhà kinh tế dự đoán trong cuộc thăm dò của Reuters nhưng chậm hơn mức tăng 4,3% trong tháng 09/2023.
Xuất khẩu yếu đã gây áp lực trong những nỗ lực của Nhật Bản nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khi nhu cầu nội địa trì trệ đè nặng lên sự phục hồi sau đại dịch.
Do thiếu các động lực tăng trưởng, một số nhà kinh tế cảnh báo Nhật Bản có thể rơi vào suy thoái kỹ thuật, được định nghĩa là hai quý suy thoái liên tiếp.Dữ liệu hôm thứ Tư (15/11) cho thấy nền kinh tế Nhật Bản suy yếu trong thời gian từ tháng 07/2023 đến tháng 09/2023, đánh dấu hai quý tăng trưởng liên tiếp nhờ tiêu dùng và xuất khẩu yếu.
Xuất khẩu sang Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, đã giảm 4,0% so với cùng kỳ trong tháng 10/2023, ghi nhận 11 tháng giảm liên tiếp.
Xuất khẩu sang Mỹ, đồng minh quan trọng của Nhật Bản, đã tăng 8,4% trong năm tính đến tháng 10/2023, do nhu cầu về xe hybrid, máy móc khai thác mỏ và xây dựng đã giúp đẩy giá trị các lô hàng xuất khẩu sang Mỹ lên mức lớn nhất kỷ lục.
Nhập khẩu đã giảm 12,5% trong năm tính đến tháng 10/2023, nhìn chung phù hợp với ước tính trung bình về mức giảm 12,2%.
Cán cân thương mại đạt mức thâm hụt 662,5 tỷ yên (4,38 tỷ USD), so với ước tính trung bình là thâm hụt 735,7 tỷ yên.
Dữ liệu riêng biệt từ Văn phòng Nội các cho thấy các đơn đặt hàng máy móc cốt lõi của Nhật Bản, được coi là chỉ số hàng đầu về chi tiêu vốn, đã tăng 1,4% trong tháng 09/2023 so với tháng trước, nhanh hơn mức tăng trưởng 0,9% dự kiến.
Trong một dấu hiệu tích cực cho sự phục hồi trong nước, các nhà sản xuất được Văn phòng Nội các khảo sát kỳ vọng các đơn đặt hàng cốt lõi sẽ tăng 0,5% trong tháng 10/2023 đến tháng 12/2023, sau khi giảm 1,8% trong quý trước.
(1 USD = 151,1900 yên)

 

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters