Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức 24.252 VND/USD (giảm 8 đồng so với cuối tuần qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.400 VND/USD (không đổi) và bán ra ở mức 25.450 VND/USD (không đổi).
Tỷ giá USD hôm nay tại các ngân hàng tiếp tục giảm so với cuối tuần qua. Ngân hàng Vietcombank giảm 9 đồng cả giá mua và giá bán xuống mức 25.214 – 25.464 VND/USD. Ngân hàng VPBank giữ nguyên giá mua nhưng giảm 9 đồng giá bán xuống mức 25.230 – 25.464 VND/USD. Ngân hàng Á Châu giữ nguyên cả giá mua và giá bán ở mức 25.240 – 25.473 VND/USD. Ngân hàng MB giảm 7 đồng giá mua và giảm 9 đồng giá bán xuống mức 25.223 – 25.464 VND/USD. Ngân hàng Seabank giảm 9 đồng cả giá mua và giá bán xuống mức 25.244 – 25.464 VND/USD
Giá mua USD hiện nằm trong khoảng từ 25.214 – 25.255 VND/USD, còn bán ra ở mức 25.464 – 25.473 VND/USD. Trong đó, Ngân hàng Sacombank vừa có giá mua USD cao nhất vừa có giá bán thấp nhất so với các ngân hàng khác.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 25.900 đồng/USD (giảm 20 đồng so với cuối tuần qua) và bán ra 25.980 đồng/USD (giảm 40 đồng).
Tỷ giá USD ngày 1/7/2024
ĐVT: đồng/USD

Tỷ giá USD ngày 1/7/2024 tiếp tục giảm

Tỷ giá USD thế giới giảm
USD Index (DXY), thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác hiện ở mức 105,71 theo ghi nhận lúc 6h45 (giờ Việt Nam).
Tỷ giá euro so với USD tăng 0,21% ở mức 1,0739. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,02% ở mức 1,2650. Tỷ giá USD so với yen Nhật giảm 0,01% ở mức 160,87.
Theo Investing, đồng USD đã giảm giá vào cuối tuần trước sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đã giảm xuống vào tháng trước, củng cố kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Đồng bạc xanh ban đầu giảm so với đồng yen nhưng sau đó đã tăng nhẹ và giao dịch đi ngang khi các nhà đầu tư vẫn tập trung vào chênh lệch lãi suất lớn giữa Mỹ và Nhật Bản và cảnh giác cao độ về sự can thiệp của chính quyền Nhật Bản để hỗ trợ đồng yen. Đồng tiền Mỹ đã ghi nhận mức tăng hàng tháng và hàng quý so với đồng yen lần lượt là khoảng 1,9% và 5,9%.
Dữ liệu cho thấy chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ, thước đo lạm phát ưa thích của Fed, không thay đổi trong tháng trước và theo sau mức tăng 0,3% không điều chỉnh vào tháng 4. Trong 12 tháng tính đến tháng 5, chỉ số giá PCE tăng 2,6% sau khi tăng 2,7% vào tháng 4.
Boris Kovacevic, chiến lược gia vĩ mô toàn cầu tại Convera nhận định con số PCE phần lớn phù hợp với kỳ vọng, xác nhận xu hướng giảm phát như đã thể hiện qua số liệu CPI, PPI hồi đầu tháng này. Các dữ liệu vĩ mô tiếp tục chỉ ra sự suy yếu của nền kinh tế Mỹ.
Theo tính toán của LSEG, hợp đồng tương lai lãi suất quỹ liên bang đã tăng nhẹ kỳ vọng về khả năng nới lỏng vào tháng 9 lên khoảng 67%, từ khoảng 65% vào cuối ngày thứ 5. Thị trường cũng đang định giá từ một đến hai lần cắt giảm lãi suất, mỗi lần 25 điểm cơ bản trong năm nay.
Một báo cáo riêng hôm thứ 5 cho thấy hoạt động kinh doanh ở Trung Tây tiến triển tốt hơn dự kiến, giúp đỡ đồng USD một cách khiêm tốn. Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của Chicago đã tăng lên 47,4 từ mức 35 trong tháng 5 và tốt hơn mức 40 mà các nhà kinh tế dự đoán.
Trong khi đó, tâm lý người tiêu dùng được Đại học Michigan khảo sát cho thấy mức tốt hơn mong đợi là 68,2 trong tháng 6, cũng hỗ trợ USD. Ngoài ra, những người trả lời cuộc khảo sát ghi nhận tâm lý kỳ vọng lạm phát trong ngắn và dài hạn sẽ ở mức 3%.
Tuần này, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ, trong đó các nhà kinh tế Phố Wall dự báo mức tăng 195.000 trong tháng 6, so với 272.000 trong tháng 5.
David Donabedian, giám đốc đầu tư của CIBC Private Wealth, cho biết báo cáo việc làm này sẽ cho thấy liệu thị trường việc làm có chậm lại hay không. Con số này sẽ phải là một bất ngờ lớn theo hướng giảm để cho thấy Fed sẽ hành động vào tháng 7 để hạ lãi suất. Ông kỳ vọng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trừ khi thị trường việc làm bắt đầu suy yếu.
 

Nguồn: Vinanet/VITIC