Cập nhật lúc 9h30 ngày 28/3:

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (COVID-19) được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Đến nay, 199 quốc gia/vùng lãnh thổ ghi nhận 594.286 trường hợp nhiễm, 27.247 người tử vong và 124.088 trường hợp bình phục. Tại Việt Nam, BN168 và BN169 là nhân viên cung cấp nước sôi của Bệnh viện Bạch Mai.

Italy: Thêm một ngày chết chóc đối với Italy, số ca tử vong của nước này vì dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong 24 giờ qua là 919 ca, mức kỷ lục từ đầu dịch. Như vậy, tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại Italy là 9.134 ca cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Tỷ lệ tử vong là 10,5%, cao hơn hai lần trung bình toàn cầu 4,6%.
Tổng số ca nhiễm bệnh của Italy hiện là 86.498, tăng gần 6.000 so với con số của một ngày trước đó là 80.539.
Tây ban Nha: 24 giờ qua cũng là quãng thời gian tồi tệ đối với Tây Ban Nha. Nước này hiện là nước có số người tử vong nhiều thứ hai thế giới chỉ sau Italy. Vùng dịch lớn thứ hai châu Âu, báo cáo 65.719 ca nhiễm và 5.138 người chết, tăng lần lượt 7.933 và 773 ca so với một ngày trước đó, là kỷ lục tại nước này từ đầu dịch. Tình hình dịch tại nước này chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, dù chính quyền đã phong tỏa toàn quốc từ ngày 14/3.
Thụy Điển: Trong khi toàn thế giới chống dịch COVID-19 bằng nhiều cách khác nhau thì Thụy Điển một mình một kiểu. Trẻ em Thụy Điển tiếp tục đến trường, hàng quán vẫn mở cửa, nhiều người đổ xô tới công viên tận hưởng nắng xuân.
Bất chấp số ca nhiễm COVID-19 gia tăng và ngày càng nhiều ý kiến bất bình của các nhà dịch tễ học, các chuyên gia y tế của Chính phủ Thụy Điển ngày 25/3 vẫn bảo vệ quan điểm không phong tỏa đất nước và đóng cửa nền kinh tế, như cách hầu hết thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã làm trong cuộc chiến chống COVID-19
Mỹ: Số ca nhiễm bệnh tại Mỹ tăng nhanh nhất trong vòng 24 giờ qua, tăng 16.419 ca so với một ngày trước đó, lên 102.396 ca, trong đó có 1.607 trường hợp thiệt mạng, tỷ lệ tử vong hiện là 1,5%. Mỹ đã vượt qua Trung Quốc và Italy để trở thành vùng dịch lớn nhất thế giới. Đại dịch vẫn gây lo ngại khả năng toàn bộ nội các chính quyền Mỹ, cũng như các thành viên quốc hội và Tòa án Tối cao, sẽ bị vô hiệu hóa vì COVID-19. Trong đó, New York, Washington và California là ba bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Canada: Đại dịch COVID-19 cũng đang diễn biến nghiêm trọng tại Canada, khi nước này xác nhận 4.018 ca dương tính với SARS-CoV-2 tính đến 11h trưa ngày 27/3 (giờ địa phương), với 6% số ca nhiễm phải nhập viện điều trị và tỷ lệ tử vong là khoảng 1% (39 người).
  1. Ca nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên tại Canada là một người đàn ông trở về Canada từ Vũ Hán, được báo cáo cách đây 2 tháng và ngày 8/3 và nước này đã có ca tử vong đầu tiên do dịch COVID-19
    .
  2. Trung Quốc: Ngày 28/3, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo không có ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 nội địa nào được ghi nhận tại Trung Quốc đại lục trong ngày 27/3.
Tuy nhiên, cơ quan trên đã nhận được báo cáo về 54 trường hợp mới mắc COVID-19 từ nước ngoài, nâng tổng số ca nhiễm từ nước ngoài lên thành 649 ca. Ngoài ra, có thêm 383 bệnh nhân mắc COVID-19 tại Trung Quốc đại lục đã được xuất viện, nâng tổng số bệnh nhân được xuất viện sau khi bình phục lên thành 74.971.
Chile: Ngày 27/3, Bộ Y tế Chile cho biết, nước này đã ghi nhận thêm 304 ca dương tính với SARS-CoV-2 trong 24 giờ qua, nâng tổng số trường hợp nhiễm bệnh lên 1.610 người.
Đây là số ca nhiễm bệnh mới cao nhất trong một ngày kể từ khi Chile công bố ca dương tính với SARS-CoV-2 đầu tiên hôm 3/3. Cùng ngày, trường hợp tử vong thứ 5 cũng được xác nhận khi một người đàn ông 64 tuổi sinh sống ở vùng Thủ đô không qua khỏi. Hiện các cơ sở y tế của Chile vẫn đang điều trị cho 52 người tại các khoa hồi sức cấp cứu, trong khi số ca đã khỏi bệnh là 43 người.
Mexico: Nhà chức trách Mexico ngày 28/2 cho hay Mexico vừa ghi nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ở nước này. Như vậy, ở khu vực Mỹ Latin đã có hai nước có ca nhiễm COVID-19 là Mexico và Brazil.
Hà Lan: Viện Y tế công cộng quốc gia Hà Lan ngày 27-2 cho hay một bệnh nhân ở nước này vừa được chẩn đoán nhiễm COVID-19 và đang được cách ly điều trị. Người này ở thành phố Tilburg, miền nam Hà Lan, gần đây đi du lịch ở miền bắc Ý. "Để ngăn dịch lây lan thêm ở Hà Lan, chúng tôi sẽ truy tìm người đã có tiếp xúc gần với bệnh nhân này" - viện trên cho biết.
Iran: Bộ Y tế Iran ngày 28/2 cho hay đến nay đã có 34 ca tử vong và 388 ca nhiễm COVID-19 ở nước này. Iran hiện là quốc gia có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới bên ngoài Trung Quốc.
Hàn Quốc: Bộ Y tế nước này thông báo số người chết vì dịch COVID-19 đã tăng thêm 3 người trong ngày 28/2, nâng tổng số ca tử vong lên 16 người tính từ ngày 20/1 đến nay. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc cho biết 3 người vừa chết là phụ nữ tuổi từ 60 đến 90 đang cư trú tại thành phố Daegu. Như vậy tính đến 16h ngày 28/2 Hàn Quốc đã ghi nhận 2.337 ca nhiễm bệnh, trong đó có 16 ca tử vong. Gần 70% ca nhiễm là tại Daegu, thành phố lớn thứ 4 Hàn Quốc.

Việt Nam: Cập nhật đến 7h00 ngày 28/3/2020

Tử vong: 0

Số trường hợp mắc: 169 ca nhiễm ở 25 tỉnh thành

Trong đó, tổng số ca bình phục là 20:

- 16 người mắc COVID-19 tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2 đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn (giai đoạn 1).

-  04 bệnh nhân mắc COVID-19 tính từ ngày 6/3 đến 26/3 được chữa khỏi (giai đoạn 2) gồm: BN18, BN22, BN23, BN35

Tính đến ngày 28/3, tổng số trường hợp nghi ngờ đã loại trừ: 11.528

Tổng số trường hợp nghi ngờ đang theo dõi, cách ly: 3.215

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly):  75.085 (trong đó cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 38.372)

Tổng số mẫu đã xét nghiệm cộng dồn: 35.808

Số mẫu dương tính: 169

Số mẫu âm tính: 35.639

Nguồn: Bộ Y tế

Theo thông tin từ Bộ Y tế hiện 143 bệnh nhân mắc COVID-19 còn lại đang được theo dõi, cách ly, điều trị tại 19 cơ sở y tế trong cả nước đa số đều có sức khoẻ ổn định.

 Tính đến 19h tối ngày 27/3 đã có 51 bệnh nhân đang điều trị tại nhiều cơ sở y tế có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1-4 lần.
 Trong số đó có 21 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 2; 7 bệnh nhân âm tính trên 3 lần xét nghiệm gồm các BN: 45, 53, 64, 65, 66, 79, 90 đang điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi đã khỏi bệnh, dự kiến ra viện ngày 29-30/3, chuyển cơ sở khác để theo dõi sức khoẻ.
 Về sức khoẻ của 3 bệnh nhân trong tình trạng rất nặng đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh (có 1 bệnh nhân chỉ định can thiệp ECMO; 2 bệnh nhân còn lại thở ô xy), hiện 1 bệnh nhân đã có nhiều tiến triển, không còn phải thở máy xâm nhập.
 Liên tục trong những ngày qua, các chuyên gia đầu ngành và bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã và đang nỗ lực hội chẩn, điều trị cho các trường hợp ca bệnh này.
 Đến thời điểm này, cũng đã ghi nhận 4 nhân viên y tế gồm hai người của Bệnh viện Bạch Mai và 2 người của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mắc Covid-19.
 Về tổ chức xét nghiệm phát hiện các trường hợp nghi ngờ, đến nay, Việt Nam chưa sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh mà đang sử dụng bộ sinh phẩm xét nghiệm (test kit) do Học viện Quân y sản xuất, đã được các cơ quan quản lý, khoa học trong nước và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận.
Bộ Công Thương và công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19

Ngày 27 tháng 3 năm 2020, Bộ Công Thương đã có Công văn hỏa tốc gửi Sở Công Thương các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (đồng thời gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương) về việc kết nối cung cầu khẩu trang vải kháng khuẩn và khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn phục vụ người dân phòng chống dịch COVID-19.

Bộ Công Thương cập nhật các điểm bán khẩu trang đảm bảo chất lượng
Nguồn: Cổng TT Điện tử Bộ Công Thương
Bộ Công Thương gửi các hệ thống phân phối danh sách của 40 doanh nghiệp sản xuất khẩu trang (khẩu trang vải kháng khuẩn và khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn) để các hệ thống tham khảo và chủ động liên hệ đặt mua, nhằm đảm bảo cung ứng khẩu trang vải, đáp ứng nhu cầu của người dân phòng, chống dịch COVID-19.
Phát hiện và xử lý 28 đối tượng doanh khẩu trang y tế, với số tiền xử phạt vi phạm hành chính gần 40 triệu.
Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID -19, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ban chỉ đạo 389 tỉnh Vĩnh Phúc về triển khai công tác phòng chống dịch viêm hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra, Cục QLTT Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 09/QĐ-CQLTT thành lập tổ thường trực phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút corona gây ra do Cục trưởng Cục QLTT làm Tổ trưởng để trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, Cục QLTT Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các Đội QLTT phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác quản lý địa bàn, kiểm tra kiểm soát thị trường đối với các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân, các loại trang thiết bị y tế dùng để phòng bệnh, chữa bệnh. Không để các đối tượng lợi dụng tình hình dịch bệnh để sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, thuốc tân dược, các loại vật tư, trang thiết bị y tế….
Qua công tác kiểm tra, lực lượng QLTT đã phát hiện và xử lý 28 đối tượng doanh khẩu trang y tế, với số tiền xử phạt vi phạm hành chính gần 40 triệu; tạm giữ 12.170 chiếc khẩu trang và một số nguyên liệu để sản xuất khẩu trang. Bên cạnh đó, lực lượng quản lý thị trường Vĩnh Phúc tích cực tuyên truyền, vận động gần 700 cơ sở ký cam kết không kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, không đầu cơ găm hàng, tăng giá bất hợp lý.

Nguồn: VITIC Tổng hợp