Kết phiên giao dịch ngày 23/6, chỉ số S&P 500 giảm 0,1% xuống 4.241,84. Đây là phiên đầu tiên chỉ số S&P 500 giảm sau 3 ngày tăng liên tiếp và giảm 0,4% từ mức cao nhất mọi thời đại. Chỉ số Dow Jones giảm 71,34 điểm, tương đương 0,2% xuống 33.874,24. Nasdaq Composite hoạt động tương đối tốt hơn với mức tăng 0,1% ở mức 14.271,73, tạo ra một mức cao kỷ lục khác khi đóng cửa.
Chỉ số S&P 500 giảm 0,1%, đây là phiên đầu tiên chỉ số S&P 500 giảm sau 3 ngày tăng liên tiếp và giảm 0,4% từ mức cao nhất mọi thời đại.
Tuy giảm nhẹ trong phiên nhưng nếu so với đầu tuần, chỉ số S&P 500 vẫn tăng 1,8%. Tuần trước, S&P 500 mất 1,9% khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) nâng dự báo lạm phát và ra tín hiệu có thể nâng lãi suất sớm hơn so với kế hoạch trước đó.
Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết lạm phát đã tăng mạnh trong thời gian gần đây, nhưng rồi sẽ giảm về lại mục tiêu dài hạn 2% khi các vấn đề về nguồn cung được giải quyết.
“Lạm phát đã tăng mạnh trong vài tháng gần đây”, ông Powell cho biết trong các nhận định chuẩn bị sẵn cho buổi điều trần về cuộc khủng hoảng Covid-19 trong ngày 22/06. Ông đề cập tới đà tăng của giá dầu và đà hồi phục của chi tiêu khi nền kinh tế Mỹ tái mở cửa.
“Khi những tác động tạm thời về nguồn cung tan biến, lạm phát được kỳ vọng giảm về mức mục tiêu dài hạn của chúng tôi”, ông nói.
So với đầu tháng 6, S&P 500 và Nasdaq Composite đang cao hơn lần lượt 0,9% và 3,8%. Ngược lại, Dow Jones đang ở trong sắc đỏ vì diễn biến tiêu cực của Caterpillar và JPMorgan Chase.
Tâm lý nhà đầu có vẻ được cải thiện khi Chủ tịch Fed Jerome Powell ra điều trần trước Quốc hội Mỹ ngày 22/6 và đưa ra nhiều nhận định lạc quan về đà hồi phục của nền kinh tế Mỹ.
Chỉ số S&P 500 đóng cửa giảm 0,1% còn 4.242 điểm, còn cách đỉnh lịch sử khoảng 0,4%. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 71 điểm, tức 0,2%, còn 33.874 điểm.
Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite diễn biến khả quan hơn khi nhích lên 0,1% và đóng cửa ở đỉnh mới 14.272 điểm.
Theo CNBC, trong 11 nhóm ngành của chỉ số S&P 500, cổ phiếu tiện ích giảm mạnh nhất trong phiên 23/6 khi mất 1,1%. Các nhóm tiêu dùng thiết yếu và vật liệu giảm nhẹ.
Cổ phiếu năng lượng đồng loạt đi lên khi giá dầu thô Brent vượt 75 USD/thùng, giá dầu thô WTI tại Mỹ hiện cũng hơn 73 USD/thùng. Ngân hàng Bank of America còn dự báo giá dầu lên 100 USD/thùng vào năm 2022.
Cổ phiếu dầu khí Exxon Mobil thêm 0,74%, cổ phiếu Occidental Petroleum tăng 3,2% trong khi Devon Energy tăng gần 2%.
Một số cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn hỗ trợ tích cực cho thị trường chung. Tesla bật lên 5,3% trong khi Netflix và Facebook tăng lần lượt 0,8% và 0,5%.
Kỳ vọng lạm phát năm 2021
Mặc dù nâng mạnh kỳ vọng lạm phát tổng thể lên 3.4% (cao hơn 1 điểm phần trăm so với dự báo tháng 3/2021), nhưng Fed vẫn cho rằng áp lực lạm phát chỉ là tạm thời.
Áp lực lạm phát gia tăng trong thời gian gần đây, nhất là khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng 5% trong tháng 5/2021, tăng mạnh nhất kể từ năm 2008. Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng 6.6%, tăng mạnh nhất trong 11 năm.
Các quan chức nâng kỳ vọng GDP năm 2021 lên 7%, cao hơn dự báo trước đó là 6.5%. Trong khi đó, ước tính về tỷ lệ thất nghiệp giữ nguyên ở mức 4.5%.