Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.242 đồng (tăng 3 đồng so với cuối tuần qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.939 đồng (tăng 4 đồng so với cuối tuần qua).
Với biên độ 3% được qui định, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch là từ 22.545 - 23.939 VND/USD. Tại các ngân hàng thương mại trong nước hôm nay giá mua - bán USD được công bố như sau: Ngân hàng Vietcombank giá USD được niêm yết 23.150 - 23.320 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 5 đồng so với cuối tuần qua ở cả 2 chiều mua bán. Ngân hàng ACB niêm yết 23.170 - 23.300 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi ở cả 2 chiều mua bán.
Đông Á niêm yết 23.210 - 23.300 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 10 đồng cả giá mua và giá bán.
Ngân hàng Quốc tế - VIB niêm yết 23.160 - 23.310 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 10 đồng giá mua nhưng không đổi giá bán.
Techcombank niêm yết 23.170 - 23.330 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 10 đồng ở cả 2 chiều. Sacombank niêm yết 23.152 - 23.304 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 13 đồng ở cả 2 chiều. Tại Vietinbank, niêm yết 23.177 - 23.327 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 10 đồng ở cả 2 chiều.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.250 đồng/USD và bán ra 23.270 đồng/USD, tăng 30 đồng cả 2 chiều so với cuối tuần qua.
Bảng so sánh tỷ giá ngoại tệ mới nhất hôm nay của Vietcombank cập nhật lúc 15h30 có 7 ngoại tệ tăng giá, 5 giảm giá mua vào. Chiều tỷ giá bán ra có 10 ngoại tệ tăng giá và 10 ngoại tệ giảm giá.
Tỷ giá ngoại tệ 24/2/2020
ĐVT: đồng

Tên ngoại tệ

Mã ngoại tệ

Mua Tiền mặt

Mua chuyển khoản

Bán ra

AUD

Đô la Úc

15.060,50 (+23,74)

15.212,63 (+23,98)

15.533,31 (+24,48)

CAD

Đô la Canada

17.181,93 (+6,29)

17.355,48 (+6,35)

17.721,34 (+6,48)

CHF

Franc Thuỵ Sĩ

23.254,19 (+90,13)

23.489,08 (+91,04)

23.984,23 (+92,96)

CNY

Nhân Dân Tệ

3.237,93 (-1,47)

3.270,64 (-1,48)

3.339,58 (-1,51)

DKK

Krone Đan Mạch

0

3.309,95 (+11,33)

3.434,25 (+11,76)

EUR

Euro

24.663,50 (+89,56)

24.912,63 (+90,47)

25.790,39 (+93,65)

GBP

Bảng Anh

29.639 (+132,26)

29.938,38 (+133,59)

30.265,30 (+135,05)

HKD

Đô la Hồng Kông

2.931,97 (-1,33)

2.961,59 (-1,34)

3.005,92 (-1,37)

INR

Rupee Ấn Độ

0

322,72 (-0,83)

335,38 (-0,86)

JPY

Yên Nhật

201,44 (+0,84)

203,47 (+0,84)

210,64 (+0,87)

KRW

Won Hàn Quốc

17,44 (-0,18)

18,36 (-0,19)

20,12 (-0,20)

KWD

Kuwaiti dinar

0

75.721,88 (-82,71)

78.692,87 (-85,96)

MYR

Ringit Malaysia

0

5.461,64 (-28,80)

5.576,77 (-29,41)

NOK

Krone Na Uy

0

2.439,59 (-3,98)

2.541,35 (-4,14)

RUB

Rúp Nga

0

360,67 (-0,83)

401,89 (-0,93)

SAR

Rian Ả-Rập-Xê-Út

0

6.183,48 (+1)

6.426,09 (+1,04)

SEK

Krona Thuỵ Điển

0

2.340,32 (+14,27)

2.428,20 (+14,80)

SGD

Đô la Singapore

16.323,16 (-6,98)

16.488,04 (-7,05)

16.701,45 (-7,14)

THB

Bạc Thái

645,41 (-1,48)

717,12 (-1,65)

750,02 (-1,74)

USD

Đô la Mỹ

23.150 (+5)

23.180 (+5)

23.320 (+5)

Tỷ giá USD thế giới ít biến động
USD Index giảm 0,52% xuống 99,262 điểm vào lúc 6h45 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD giảm 0,04% xuống 1,0840. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,14% xuống 1,2951. Tỷ giá USD so với yen Nhật đạt 111,58.
Tuần trước, tỷ giá USD đã tăng lên so với hầu hết các loại tiền tệ chủ chốt khác, và nhiều nhà phân tích cho rằng đồng bạc xanh sẽ tiếp tục xu hướng trong tuần này khi nền kinh tế Mỹ có những tin tức khả quan.
Trong tuần này, các nhà đầu tư sẽ chú ý đến chỉ số tâm lí của người tiêu dùng, số liệu đơn đặt hàng lâu bền và chỉ số giá PCE cốt lõi, lần lượt được phát hành vào thứ Ba (25/2), thứ Năm (27/2) và thứ Sáu (28/2).
Giới đầu tư sẽ cố gắng đánh giá tác động của virus Covid-19 đối với tâm lí hộ gia đình và đầu tư kinh doanh vì cả hai đều là trụ cột quan trọng của nền kinh tế.
Kinda Judge, chuyên gia kinh tế tại CIBC Capital Markets, nhận định việc đình trệ chuỗi cung ứng trong bối cảnh dịch bệnh có thể làm tăng thêm các thách thức của ngành công nghiệp.
Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng với tốc độ ổn định 2,1% trong quí cuối của năm ngoái trong khi hầu hết các nền kinh tế lớn khác suy yếu và xu hướng này vẫn tiếp tục vào đầu năm 2020.
Tình hình như trên đang làm giảm kì vọng hạ lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) y và tạo ra lợi thế về lợi nhuận của USD.
Theo Andreas Steno Larsen, một chiến lược gia tại Nordea Market, tỷ giá USD sẽ khởi sắc trong quí I và II do nhiều dữ liệu cho thấy thị trường Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng nặng nề do việc đóng cửa phòng dịch Covid-19, trong khi tình hình kinh tế Đức tương đối u ám.
Đòng bạc xanh cũng đã được hưởng lợi từ việc giới đầu tư quay sang tài sản an toàn để đối phó với những bất ổn do virus Covid-19 gây ra, vốn đã gây khó khăn cho nền kinh tế Trung Quốc và hiện đang đe dọa Hàn Quốc và Nhật Bản. Kết hợp với sự vượt trội về kinh tế của Mỹ gần đây và sự kém hiệu quả từ thị trường các quốc gia khác, USD trở nên vững mạnh hơn, theo Pound Stering Live.

Nguồn: VITIC