Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.250 đồng (giảm 10 đồng so với hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng và bán ra ở mức 23.650 đồng (không đổi so với hôm qua).
Với biên độ 3% được qui định, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch là từ 22.553 - 23.948 VND/USD. Tại các ngân hàng thương mại trong nước hôm nay giá mua - bán USD được công bố như sau: Ngân hàng Vietcombank giá USD được niêm yết 23.480 - 23.670 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 20 đồng cả 2 chiều mua bán so với hôm qua. Ngân hàng ACB niêm yết 23.490 - 23.650 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 70 đồng ở cả 2 chiều mua bán.
Đông Á niêm yết 23.530 - 23.690 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 20 đồng chiều mua và tăng 50 đồng giá bán.
Ngân hàng Quốc tế - VIB niêm yết 23.490 - 23.690 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 20 đồng chiều mua và tăng 40 đồng giá bán.
Techcombank niêm yết 23.520 - 23.680 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 20 đồng cả 2 chiều mua bán.
Sacombank niêm yết 23.480 - 23.710 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 20 đồng giá mua và tăng 65 đồng giá bán.
Tại Vietinbank, niêm yết 23.525 - 23.695 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 30 đồng ở cả 2 chiều. BIDV niêm yết 23.510 - 23.670 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 10 đồng ở cả 2 chiều. Agribank niêm yết 23.490 - 23.640 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 110 đồng giá mua và giảm 70 đồng giá bán.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.830 đồng/USD và bán ra 23.930 đồng/USD, giảm 20 đồng cả 2 chiều mua bán so với hôm qua.
Bảng so sánh tỷ giá ngoại tệ mới nhất hôm nay cập nhật lúc 14h30h có 9 ngoại tệ tăng giá, 6 giảm giá mua vào. Chiều tỷ giá bán ra có 18 ngoại tệ tăng giá và 6 ngoại tệ giảm giá.
Tỷ giá ngoại tệ 25/3/2020
ĐVT: đồng
Tên ngoại tệ
|
Mã ngoại tệ
|
Mua Tiền mặt
|
Mua chuyển khoản
|
Bán ra
|
Đô la Úc
|
AUD
|
13.870,44 (+145,57)
|
13.970,84 (+146,22)
|
14.356,29 (+134,38)
|
Đô la Canada
|
CAD
|
16.129,27 (+20,39)
|
16.239,51 (+20,30)
|
16.585,39 (+40,72)
|
Franc Thuỵ Sĩ
|
CHF
|
23.534,83 (-72,89)
|
23.844,06 (-75,79)
|
24.187,54 (-53,81)
|
Nhân Dân Tệ
|
CNY
|
3.272,69 (+7,30)
|
3.291,35 (+7,28)
|
3.403,37 (+7,92)
|
Krone Đan Mạch
|
DKK
|
0
|
3.361,32 (-1,06)
|
3.523,49 (+1,27)
|
Euro
|
EUR
|
25,180,39 (-15,58)
|
25.305,68 (-15,79)
|
25.914,46 (-19,83)
|
Bảng Anh
|
GBP
|
27.432,15 (+361,78)
|
27.622,99 (+363,50)
|
28.099,95 (+364,01)
|
Đô la Hồng Kông
|
HKD
|
2.870,98 (-0,27)
|
2.989,87 (-0,26)
|
3.090,59 (+1,97)
|
Rupee Ấn Độ
|
INR
|
0
|
308,15 (-0,54)
|
320,23 (-0,57)
|
Yên Nhật
|
JPY
|
208,36 (-1)
|
209,86 (-1)
|
214,83 (-1,02)
|
Won Hàn Quốc
|
KRW
|
17,07 (+0,24)
|
18,23 (+0,20)
|
20,51 (+0,19)
|
Kuwaiti dinar
|
KWD
|
0
|
75.329,49 (-129,35)
|
78.284,12 (-134,47)
|
Ringit Malaysia
|
MYR
|
5.040,21 (+55,47)
|
5.258,93 (+17,70)
|
5.502,10 (+27,84)
|
Krone Na Uy
|
NOK
|
0
|
2.081,41 (+20,89)
|
2.193,95 (+25,45)
|
Rúp Nga
|
RUB
|
0
|
287,14 (+2,38)
|
342,36 (+3,04)
|
Rian Ả-Rập-Xê-Út
|
SAR
|
0
|
6.267,09 (+9,48)
|
6.512,91 (+9,85)
|
Krona Thuỵ Điển
|
SEK
|
0
|
2.277,02 (+17,10)
|
2.391,86 (+18,30)
|
Đô la Singapore
|
SGD
|
16.061,17 (+50,05)
|
16.154,90 (+49,10)
|
16.472,44 (+58,26)
|
Bạc Thái
|
THB
|
671,24 (+0,61)
|
700,51 (+0,38)
|
747,77 (+0,08)
|
Đô la Mỹ
|
USD
|
23.501,50 (-5)
|
23.518,50 (-5
|
23.675,50 (+7,50)
|
Kip Lào
|
LAK
|
0
|
2,30 (+0,01)
|
2,59
|
Ðô la New Zealand
|
NZD
|
13.682,50 (+166,50)
|
13.652,67 (+117,17)
|
13.974,75 (+119)
|
Đô la Đài Loan
|
TWD
|
706,42 (-0,38)
|
783,23 (+0,84)
|
825,48
|
Riêl Campuchia
|
KHR
|
0
|
5
|
5
|
Peso Philippin
|
PHP
|
0
|
452 (+1)
|
481
|
|
ZAR
|
0
|
1.600 (-1)
|
2.006 (+5)
|
Tỷ giá USD thế giới giảm nhẹ
USD Index giảm 1,24% xuống 101,963 điểm vào lúc 6h30 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD tăng 0,19% lên 1,0808. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,28% lên 1,789. Tỷ giá USD so với yen Nhật giảm 0,12% xuống 111,07.
USD Index đã tăng khoảng 7% trong 15 ngày qua trong bối cảnh lo ngại về sự suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19 đã khiến các nhà đầu tư tích trữ đồng bạc xanh.
Tỷ giá USD vẫn ở gần mức cao nhất trong nhiều năm bất chấp những nỗ lực của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhằm giảm bớt tình trạng thiếu USD trên toàn cầu, trong đó bao gồm động thái tăng cường các đường hoán đổi cho các ngân hàng trung ương nước ngoài nhằm đảm bảo cung cấp đủ tiền tệ cho thị trường tài chính.
Mặc dù Tổng thống Donald Trump đã phàn nàn trong nhiều năm rằng sức mạnh của đồng bạc xanh đã làm tổn thương các nhà xuất khẩu của Mỹ bằng cách làm cho sản phẩm của họ kém cạnh tranh hơn ở nước ngoài, ông Trump cho đến nay vẫn chưa ra lệnh can thiệp vào thị trường ngoại hối và làm suy yếu tiền tệ.
Việc can thiệp vào thị trường trong thời điểm hiện tại, khi các thị trường đang trong đối mặt với biến động do đại dịch gây ra, sẽ là một đề xuất rất khó khăn.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng sự tăng giá của USD có thể tiếp tục diễn ra. Các nhà phân tích nhận định việc tỷ giá USD tiếp tục lên cao sẽ thúc đẩy chính phủMỹ hành động để ngăn chặn một cuộc suy thoái.
Chính phủ Mỹ mới chỉ một vài lần gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh đồng bạc xanh trong vài thập kỉ qua, gần đây nhất là khi nền kinh tế mạnh nhất thế giới và các quốc gia khác cùng phối hợp để làm suy yếu đồng yen Nhật vào năm 2011.
Tháng trước, Quĩ bình ổn ngoại hối, được điều hành bởi Ngân hang trung ương Mỹ, đạt mức khoảng 94 tỉ USD. Cơ quan này có thể sử dụng tài sản này để mua ngoại tệ trên thị trường mở, tăng giá trị của chúng so với đồng bạc xanh.
Bên cạnh đó, về nguyên tắc, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cũng có thể mở rộng bảng cân đối kế toán để mua tài sản nước ngoài. Do đó Fed có khả năng cùng với ngân hang trung ương triển khai việc can thiệp qui mô vào thị trường ngoại hối trị giá 6,6 nghìn tỉ USD một ngày, trong đó quĩ đạo tiền tệ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bao gồm dòng chảy thương mại, xu hướng mua dự trữ và lãi suất toàn cầu.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc can vào thị trường cần phối hợp với các quốc gia khác để đạt hiệu quả tối ưu.
Tuy nhiên, ông Alan Ruskin, giám đốc chiến lược FX tại Deutsche Bank, nhận định việc làm suy yếu đồng bạc xanh khó có thể giải quyết được vấn đề khiến thị trường bực bội trong vài tuần qua, đó là thanh khoản USD và những khó khăn của Fed trong việc đưa đồng tiền này vào những nơi cần thiết, theo Reuters.