Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.167 VND/USD (giảm 12 đồng so với cuối tuần qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.125 VND/USD và bán ra ở mức 23.812 VND/USD (giảm 12 đồng so với cuối tuần qua).
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.650 đồng/USD và bán ra 23.700 đồng/USD, giá mua và giá bán cùng giảm 20 đồng so với cuối tuần qua.
Tỷ giá USD ngày 26/4/2021
Ngân hàng
|
Mua Tiền mặt
|
Mua chuyển khoản
|
Bán ra
|
Vietcombank (VCB)
|
22.940(-5)
|
22.970(-5)
|
23.150(-5)
|
Ngân Hàng Á Châu (ACB)
|
22.950(-30)
|
22.970(-10)
|
23.130(-10)
|
Ngân hàng Đông Á (DAB)
|
22.970(+27)
|
22.970(+7)
|
23.130(-13)
|
SeABank (SeABank)
|
22.980(+45)
|
22.980(+35)
|
23.260(+115)
|
Techcombank (Techcombank)
|
22.932(-28)
|
22.952(-8)
|
23.132(-28)
|
VPBank (VPBank)
|
22.960(-20)
|
22.980
|
23.160
|
Tỷ giá ngoại tệ khác
Bảng so sánh tỷ giá ngoại tệ mới nhất hôm nay có 12 ngoại tệ tăng giá, 3 giảm giá mua vào. Chiều tỷ giá bán ra có 14 ngoại tệ tăng giá và 9 ngoại tệ giảm giá.
Tỷ giá ngoại tệ 26/4/2021
ĐVT: đồng
Tên ngoại tệ
|
Mã ngoại tệ
|
Mua Tiền mặt
|
Mua chuyển khoản
|
Bán ra
|
Đô la Úc
|
AUD
|
17.467,96 (+23,47)
|
17.597,14 (+15,16)
|
18.085,99 (-17,23)
|
Đô la Canada
|
CAD
|
18.087,67 (-5,07)
|
18.224,69 (-11,82)
|
18.677,23 (-82,04)
|
Franc Thuỵ Sĩ
|
CHF
|
24.535,29 (+191,15)
|
24.966,85 (+99,76)
|
25.348,91 (+217,75)
|
Nhân Dân Tệ
|
CNY
|
3.478,88 (-2,63)
|
3.498,50 (-4,66)
|
3.622,62 (+6)
|
Krone Đan Mạch
|
DKK
|
0
|
3.685,43 (+12,35)
|
3.857,12 (+58,89)
|
Euro
|
EUR
|
27.430,42 (+171,11)
|
27.559,96 (+163,40)
|
28.303,50 (-10,45)
|
Bảng Anh
|
GBP
|
31.314,10 (-28,31)
|
31.533,70 (-13,42)
|
32.237,53 (-213,60)
|
Đô la Hồng Kông
|
HKD
|
2.804,69 (+1,70)
|
2.917,76 (+2,88)
|
3.030,80 (+22,29)
|
Rupee Ấn Độ
|
INR
|
0
|
308,02 (+1,69)
|
320,05 (+1,69)
|
Yên Nhật
|
JPY
|
209,96 (+1,90)
|
211,42 (+1,67)
|
217,35 (+0,39)
|
Won Hàn Quốc
|
KRW
|
18,43 (+0,04)
|
19,84 (+0,12)
|
22,54 (-0,13)
|
Kuwaiti dinar
|
KWD
|
0
|
76.501,47 (+110,43)
|
79.503,61 (+114,78)
|
Ringit Malaysia
|
MYR
|
5.261,63 (+0,40)
|
5.494,86 (-50,78)
|
5.746 (+39,33)
|
Krone Na Uy
|
NOK
|
0
|
2.699,64 (-16,57)
|
2.833 (+25,19)
|
Rúp Nga
|
RUB
|
0
|
289,45 (-2,04)
|
363,36 (+15,94)
|
Rian Ả-Rập-Xê-Út
|
SAR
|
0
|
6.134,07 (-0,02)
|
6.374,79 (-0,02)
|
Krona Thuỵ Điển
|
SEK
|
0
|
2.696,43 (+0,14)
|
2.820,80 (+43,90)
|
Đô la Singapore
|
SGD
|
17.040,44 (+43,26)
|
17.138,96 (+44,13)
|
17.577,62 (-12,34)
|
Bạc Thái
|
THB
|
688,08 (+4,69)
|
717,15 (+1,51)
|
760,60 (+5,92)
|
Đô la Mỹ
|
USD
|
22.965,92 (+8,75)
|
22.980,08 (+12,92)
|
23.155,25 (+4,75)
|
Kip Lào
|
LAK
|
0
|
2,17 (+0,01)
|
2,58 (-0,04)
|
Ðô la New Zealand
|
NZD
|
16.315 (+28,33)
|
16.322,25 (-50,50)
|
16.671,17 (-52,83)
|
Đô la Đài Loan
|
TWD
|
743,76 (+1,21)
|
826,65 (+826,65)
|
871,69 (+30,67)
|
Tỷ giá USD thế giới giảm
USD Index giảm 0,57% xuống 90,797 ghi nhận lúc 6h45(giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD giảm 0,05% xuống 1,2092. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,02% xuống 1,3873. Tỷ giá USD so với yen Nhật giảm 0,03% xuống 107,88.
Theo FXStreet, tỷ giá USD đạt mức cao trong quý đầu tiên của năm 2021, nhưng cho đến nay, đồng bạc xanh đang gặp nhiều trở ngại. Kể từ đầu tháng này, các nhà đầu tư đã có xu hướng bán tháo đồng USD. Bất chấp sự phục hồi của nền kinh tế, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cam kết giữ nguyên chính sách nới lỏng tiền tệ. Động thái này đã giới hạn đà tăng của lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và đồng bạc xanh.
Các nhà giao dịch đang kỳ vọng chính sách tiền tệ sẽ được xem xét lại trong cuộc họp vào tuần này của Fed, đồng thời chờ đợi báo cáo GDP quý I được phát hành.
Trước đó, dữ liệu PMI và doanh số bán nhà mạnh mẽ cùng với giá cả trung bình tăng mạnh đã chứng tỏ sức hồi phục của Mỹ sau đại dịch COVID-19. Dựa trên những báo cáo này, Fed sẽ khó thuyết phục thị trường rằng lãi suất sẽ không tăng cho đến năm 2023, đặc biệt trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương Canada đã đưa ra định hướng tăng lãi suất mặc dù sự phục hồi của quốc gia này còn kém Mỹ rất nhiều. Ngoài ra, tăng trưởng GDP quý I của nền kinh tế được dự đoán sẽ ở mức cao, vì vậy ngay cả khi Fed không thay đổi quan điểm, các nhà đầu tư có thể yêu cầu cơ quan này sớm thắt chặt chính sách tiền tệ.
Hiện tại, rủi ro lớn nhất đối với đồng USD trong năm nay là chính sách thuế và những lo ngại về công tác tiêm chủng vắc-xin COVID-19. Cụ thể, ngay khi CDC và FDA đình chỉ việc sử dụng vắc-xin Johnson & Johnson, đồng bạc xanh đã được bán tháo trên diện rộng. Trong khi đó, việc Tổng thống Joe Biden đưa ra bình luận về việc áp thuế cao hơn đã đẩy nhanh sự sụt giảm của tỷ giá USD và có khả năng khiến sự phục hồi của Mỹ chậm lại.
Ở một diễn biến khác, đồng euro đã giao dịch cao hơn so với USD nhờ vào chỉ số PMI mạnh mẽ tại châu Âu. Mặc dù các trường hợp nhiễm COVID-19 đang gia tăng và các đợt phong tỏa được thực hiện trên diện rộng, sự phục hồi của khu vực đồng tiền chung châu Âu đang đạt được đà phục hồi. Các chỉ số thống kê của khu vực đồng euro đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7 năm ngoái. Tuần này, báo cáo IFO của Đức dự kiến sẽ được công bố và có thể sẽ chỉ ra những cải thiện trong hoạt động kinh tế của quốc gia này, thúc đẩy niềm tin của các nhà kinh doanh.