Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức 24.240 VND/USD (giảm 29 đồng so với hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.400 VND/USD (không đổi) và bán ra ở mức 25.450 VND/USD (không đổi).
Tỷ giá USD hôm nay giảm tại hầu hết các ngân hàng. Ngân hàng Vietcombank giảm 30 đồng cả giá mua và giá bán xuống mức 25.122 – 25.452 VND/USD. Ngân hàng VPBank giảm 18 đồng giá mua và giảm 30 đồng giá bán xuống mức 25.217 – 25.452 VND/USD. Ngân hàng Á Châu giữ nguyên cả giá mua và giá bán ở mức 25.190 – 25.482 VND/USD. Ngân hàng MB giảm 8 đồng giá mua và giảm 30 đồng giá bán xuống mức 25.212 – 25.452 VND/USD. Ngân hàng Techcombank giảm 12 đồng giá mua và giảm 30 đồng giá bán ở mức 25.217 – 25.452 VND/USD. Ngân hàng Seabank giữ nguyên giá mua nhưng giảm 30 đồng giá bán xuống mức 25.225 – 25.452 VND/USD
Giá mua USD hiện nằm trong khoảng từ 25.122 – 25.306 VND/USD, còn bán ra ở mức 25.451 -25.482 VND/USD. Trong đó, Ngân hàng HSBC vừa có giá mua USD cao nhất vừa có giá bán USD thấp nhất so với các ngân hàng khác.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 25.750 đồng/USD (không đổi so với hôm qua) và bán ra 25.830 đồng/USD (không đổi).
Tỷ giá USD ngày 16/5/2024
ĐVT: đồng/USD

Tỷ giá USD ngày 16/5/2024 giảm tại hầu hết các ngân hàng

Tỷ giá USD thế giới giảm xuống mức thấp nhất một tháng
USD Index (DXY), thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác hiện ở mức 104,28 theo ghi nhận lúc 6h30 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD tăng 0,05% ở mức 1,0891. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,06% ở mức 1,2692. Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,06% ở mức 154,25.
Theo Reuters, đồng USD đã sụt giảm so với các tiền tệ chính vào hôm qua sau khi giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 4 cho thấy lạm phát tiếp tục có xu hướng thấp hơn trong quý II, làm dấy lên hy vọng Cục Dự trữ Liên bang có thể cắt giảm lãi suất sớm nhất là vào tháng 9, khiến DXY giảm xuống mức thấp mới trong một tháng.
Cục Thống kê Lao động đã ghi nhận chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 0,3% trong tháng trước sau khi tăng 0,4% trong tháng 3 và tháng 2. Lũy kế đến tháng 4, CPI đã tăng 3,4% sau khi tăng 3,5% trong tháng 3. Các nhà kinh tế được Reuters thăm dò đã dự báo CPI tăng 0,4% trong tháng và tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng thúc đẩy sự lạc quan rằng Fed sắp cắt giảm lãi suất là số liệu doanh số bán lẻ của Mỹ bất ngờ không thay đổi trong tháng trước sau mức tăng 0,6% được điều chỉnh giảm nhẹ trong tháng 3. Doanh số bán lẻ trước đây được báo cáo đã tăng 0,7% trong tháng 3. Điều này là do giá xăng cao hơn khiến việc chi tiêu đối với các hàng hóa khác giảm đi, một dấu hiệu tiêu dùng đang giảm bớt một chút.
Sau khi giá thuê nhà và các mức giá khác vẫn ở mức cao từ hết quý I, thị trường đã tích cực đón nhận số liệu CPI. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ chậm lại đã mang lại tin tức thực sự cho thị trường.
Roosevelt Bowman, chiến lược gia tại Bernstein Private Wealth Management cho rằng dữ liệu trong ngày sẽ không làm thay đổi triển vọng của Fed về lạm phát trong ngắn hạn nhưng khiến thị trường mua kỳ hạn dưới dạng trái phiếu kho bạc và bán đồng USD.
Theo dữ liệu của LSEG, các nhà giao dịch hợp đồng tương lai cho rằng xác suất cắt giảm lãi suất đang cao hơn, với 24 điểm cơ bản khi Fed họp vào tháng 9 và gần 51 điểm cơ bản cắt giảm vào tháng 12.
Chủ tịch Fed Jerome Powell đã đưa ra đánh giá tích cực vào thứ 3 về vị thế của nền kinh tế Mỹ, với triển vọng tăng trưởng và niềm tin vào việc lạm phát giảm, mặc dù quan điểm này đã bị tác động tiêu cực bởi dữ liệu gần đây nhưng phần lớn vẫn còn được thị trường neo vào.

Nguồn: Vinanet/VITIC