Lãi suất ngân hàng ABBank tăng ở kỳ hạn 6 tháng từ mức 4,3% lên 4,5%, các kỳ hạn 3, 12 và 24 tháng không thay đổi.
Vài ngày trước, hàng loạt ngân hàng cũng công bố tăng lãi suất. Trong đó, Techcombank tăng lãi suất ở các kỳ hạn 3, 6, 12 và 24 tháng; TPBank tăng mạnh lãi suất các kỳ hạn 3, 6 và 24 tháng; VIB tăng lãi suất các kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng.
Lãi suất ngân hàng PvcomBank hiện ở mức cao nhất, với 9,5%/năm cho kỳ hạn gửi 12-13 tháng với số tiền gửi tối thiểu 2.000 tỉ đồng.
Tiếp theo là HDBank với mức lãi suất khá cao, 8,1%/năm cho kỳ hạn 13 tháng và 7,7% cho kỳ hạn 12 tháng, điều kiện duy trì số dư tối thiểu 500 tỉ đồng.
MSB cũng áp dụng mức lãi suất khá cao với lãi suất tiền gửi tại quầy ngân hàng lên tới 8%/năm cho kì hạn 13 tháng. Điều kiện áp dụng là sổ tiết kiệm mở mới hoặc sổ tiết kiệm mở từ ngày 1.1.2018 tự động gia hạn có kỳ hạn gửi 12 tháng, 13 tháng và số tiền gửi từ 500 tỉ đồng.
Ngân hàng Dong A Bank có mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 13 tháng trở lên, lãi cuối kỳ với khoản tiền gửi 200 tỉ đồng trở lên áp dụng mức lãi suất 7,5%/năm.
Thống kê các ngân hàng có lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất hiện nay:
So sánh lãi suất ngân hàng cao nhất, thấp nhất ở các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng theo khảo sát của PV Báo Lao Động, lãi suất ngân hàng cao nhất kỳ hạn 3 tháng là 3,7% của Cake by VPBank. Trong khi đó, lãi suất ngân hàng thấp nhất kỳ hạn 3 tháng là 1,9% của Agribank, Vietcombank. Chênh lệch lãi suất cao nhất và thấp nhất ở kỳ hạn 3 tháng khá lớn, lên tới 1,8%.
Lãi suất ngân hàng cao nhất kỳ hạn 6 tháng là 4,8% cũng thuộc về Cake by VPBank. Mức lãi suất thấp nhất ở kỳ hạn này là 2,9% của Vietcombank. Khoảng cách chênh lệch lãi suất cao nhất và thấp nhất ở kỳ hạn 6 tháng là 1,9%.
Đối với kỳ hạn 12 tháng, PVcomBank và Techcombank đột phá với mức lãi suất đều ở mức 9,5%, cao hơn nhiều so với mức cao nhất trên 5% của một số ngân hàng khác. Trong khi đó, SCB có lãi suất thấp nhất kỳ hạn này, ở mức 3,7%, tạo nên khoảng chênh lên tới 5,8%.