Có những nghi ngờ rằng các nhà sản xuất dầu mỏ Nga, với quyền lợi và kế hoạch riêng của họ, sẽ có thể tìm ra một chiến lược chung để cắt giảm sản lượng của nước này. Sản lượng của Nga đã đạt được mức cao thời hậu Xô Viết hơn 11 triệu thùng mỗi ngày.

Nga cũng như các nhà sản xuất khác ngoài OPEC và OPEC đã đồng ý giảm sản lượng gần 1,8 triệu thùng mỗi ngày để chống lại dư cung toàn cầu, mà đã gây thiệt hại cho giá, một số các nước xuất khẩu hàng hóa và đang phát triển khác.

Trong số đó, Nga đã cam kết cắt giảm sản lượng 300.000 thùng/ngày xuống 10,947 triệu thùng trong 6 tháng đầu năm 2017.

Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak trả lời các phòng viên sau cuộc họp với 12 nhà sản xuất dầu mỏ, chiếm khoảng 90% sản lượng của Nga “chúng tôi đồng ý rằng việc giảm sản lượng sẽ phân bổ cho khối lượng sản lượng của mỗi công ty”.

Đây là lần đầu tiên thỏa thuận như vậy giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và Nga kể từ năm 2001, khi Moscow đồng ý cắt giảm xuất khẩu dầu mỏ 150.000 thùng/ngày - một lời hứa sau đó đã bị nuốt chửng do giá dầu tăng cao.

OPEC đã khẳng định quyết định cắt giảm sản lượng tại cuộc họp thường lệ tại Vienna vào 30/11. Kể từ đó giá dầu tăng gần 1/5 lên 55 USD/thùng.

Nikolai Tokarev, giám đốc của đường ống dẫn dầu độc quền dưới sự kiểm soát của nhà nước cho biết thỏa thuận như vậy dường như không tác động đến kế hoạch xuất khẩu của Nga.

Novak đã nhắc lại rằng việc cắt giảm sẽ là tình nguyện đối với mỗi công ty, trong khi giám đốc Alexander Dyukov của công ty Gazprom Neft cho biết các nhà sản xuất sẽ tiếp tục đàm phán.

Dyukov nói về việc bàn luận giữa các công ty về cách thức thực hiện giảm sản lượng “yếu tố chính là Nga đã đồng ý cắt giảm. Chúng tôi cũng đồng ý thỏa thuận với chính mình”.

Novak cũng cho biết sẽ có các bàn luận riêng rẽ về thỏa thuận tỷ lệ sản lượng liên quan tới một số công ty năng lượng nước ngoài gồm Exxon Mobil.

Bộ trưởng cho thấy bộ của ông đang dự báo sản lượng dầu mỏ tại Nga trong năm tới, ở mức 548 - 551 triệu tấn (11,01 - 11,07 triệu thùng/ngày). Thỏa thuận cắt giảm sản lượng có hiệu lực trong 6 tháng đầu năm.

Nguồn: VITIC/Reuters

 

Nguồn: Vinanet