IEA cho biết điều này có thể tác động nghiêm trọng tới an ninh năng lượng và sự chuyển đổi sang năng lược sạch khi kinh tế toàn cầu phục hồi từ đại dịch.
Các chính phủ đang nới lỏng hạn chế được đưa ra để hạn chế sự lây lan của virus này sau khi phong tỏa khoảng 3 tỷ người khiến kinh tế toàn cầu rơi vào bế tắc.
Vào đầu năm nay, đầu tư năng lượng toàn cầu theo xu hướng tăng 2% trong năm 2020, tăng trưởng lớn nhất trong 6 năm. Tổng cộng 1,8 nghìn tỷ được dầu tư trong lĩnh vực này trong năm 2019.
Fatih Birol, giám đốc điều hành của IEA cho biết “sự sụt giảm lịch sử trong đầu tư năng lượng đang rất nguy cơ vì nhiều lý do”. Ông nói “điều đó nghĩa là mất việc làm và cơ hội kinh tế hiện nay, cũng như mất nguồn cung năng lượng mà chúng tôi có thể cần thiết vào ngày mai khi kinh tế phục hồi”.
IEA cho biết doanh thu của chính phủ và ngành năng lượng có thể giảm hơn 1 nghìn tỷ USD trong năm 2020 do nhu cầu năng lượng giảm và giá thấp.
Các công ty năng lượng toàn cầu đã cắt giảm đầu tư và tạm gác lại các dự án do khủng hoảng. IEA cho biết nợ tăng sau khủng hoảng sẽ gây rủi ro lâu dài cho việc đầu tư.
Đầu tư dầu và khí dự kiến giảm gần 1/3. IEA cho biết nếu đầu tư dầu ở mức năm 2020, nguồn cung toàn cầu năm 2025 sẽ giảm khoảng 9 triệu thùng/ngày, một nguy cơ rõ ràng về thị trường thắt chặt nếu nhu cầu trở lại mức trước khủng hoảng.
 

Nguồn: VITIC/Reuters