Giá dầu Brent giao tháng 12 giảm 99 cent hay 1,09% xuống 89,72 USD/thùng, trong khi dầu thô Mỹ (WTI giảm 78 cent hay 0,88% xuống 88,04 USD/thùng.
Các nhà phân tích của ANZ cho biết: “Giá dầu thô Brent giảm xuống do lợi suất trái phiếu Mỹ tăng và đồng USD mạnh hơn đã chi phối tâm lý thị trường”.
Trước đó vào thứ Hai, đồng USD tăng lên mức cao nhất trong 10 tháng so với rổ các đồng tiền lớn và các số liệu kinh tế gia tăng kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian lâu hơn, và điều này có thể khiến kinh tế tăng trưởng chậm lại.
Lãi suất cao hơn cùng với đồng USD mạnh hơn, khiến dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ bằng các đồng tiền khác, qua đó có thể làm giảm nhu cầu dầu.
Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại công ty dịch vụ tài chính OANDA, cho biết: “Triển vọng toàn cầu đang nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn và điều đó vừa thúc đẩy giao dịch đồng USD sôi động trở lại, đồng thời gây áp lực lên triển vọng nhu cầu dầu thô.”
Đối với Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, Ngân hàng Thế giới duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 ở mức 5,1%, nhưng hạ dự báo cho năm 2024, với lý do lĩnh vực bất động sản tiếp tục yếu kém.
Lãi suất cao hơn cùng với đồng đô la mạnh hơn cũng khiến dầu trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác, điều này có thể làm giảm nhu cầu dầu.
OPEC+, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng với Nga và các đồng minh khác, dự kiến sẽ giữ nguyên mức thiết lập sản lượng khi nhóm họp vào thứ Tư, dự kiến nguồn cung thắt chặt.
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ tăng
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ tăng khoảng 2% vào thứ Ba (3/10) do sản lượng giảm và dự báo thời tiết mát mẻ hơn và nhu cầu sưởi ấm nhiều hơn vào tuần tới so với dự kiến trước đó.
Giá khí đốt giao tháng 11 trên Sàn giao dịch hàng hóa New York tăng 6 Cent, tương đương 2,1%, lên 2,900 USD/mmBtu.
Công ty tài chính LSEG cho biết sản lượng khí đốt trung bình tại 48 tiểu bang của Mỹ đã giảm xuống 101,9 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) từ đầu tháng 10 đến nay, giảm từ 102,9 bcfd trong tháng 9 và mức cao kỷ lục hàng tháng là 103,1 bcfd trong tháng 8.
LSEG dự báo nhu cầu khí đốt của Mỹ, bao gồm xuất khẩu, sẽ ở mức 95,2 bcfd trong tuần này và tuần tới.
Dòng khí tới 7 nhà máy xuất khẩu LNG lớn của Mỹ đã tăng lên mức trung bình 12,7 bcfd từ đầu tháng 10 đến nay, tăng từ 12,6 bcfd trong tháng 9. Con số này so sánh với kỷ lục hàng tháng là 14 bcfd trong tháng 4.
Mỹ đang trên đà trở thành nhà cung cấp LNG lớn nhất thế giới vào năm 2023, vượt qua là Australia và Qatar. Giá toàn cầu cao hơn nhiều đã thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu của Mỹ do sự gián đoạn nguồn cung.