Giá dầu tăng trong ngày thứ ba liên tiếp, với giá dầu Brent đạt mức cao nhất kể từ ngày 2/8. Dầu thô Brent tăng 40 US cent, tương đương 0,5%, lên mức 73,91 USD/thùng, đã tăng lên mức 74,08 USD trong phiên trước đó.
Dầu thô Mỹ (WTI) cũng tăng 45 US cent, tương đương 0,6%, lên 70,90 USD/thùng, tăng tới 71,05 USD trước đó - mức cao nhất kể từ ngày 3/8.
Dầu Brent tăng 0,8% trong khi WTI tăng 1,1% vào thứ Hai.
Các cuộc di dời đã được tiến hành vào thứ Hai từ các giàn khoan dầu ngoài khơi Vịnh Mexico của Mỹ khi các nhà máy lọc dầu trên bờ bắt đầu chuẩn bị cho cơn bão nhiệt đới Nicholas, đang hướng đến bờ biển Texas với sức gió 70 dặm/giờ (113 km/h), đe dọa vùng duyên hải Texas và Louisiana vẫn đang phục hồi do bão Ida.
Satoru Yoshida, một nhà phân tích hàng hóa tại Rakuten Securities, cho biết: “Các nhà đầu tư lo ngại rằng cơn bão Nicholas sẽ gây thêm gián đoạn ở Bờ Vịnh”.
Hơn 40% sản lượng dầu và khí của Vùng Vịnh Mỹ vẫn chưa thể hoạt động vào thứ Hai, hai tuần sau khi Ida đổ bộ vào bờ biển Louisiana, theo Cục quản lý ngoài khơi về An toàn và Thực thi Môi trường (BSEE).
Việc tăng giá cũng diễn ra trong bối cảnh lo ngại về sự gián đoạn dầu ở Libya.
Tổng giám đốc bộ phận nghiên cứu của Nissan Securities, cho rằng đợt tăng giá dầu sẽ diễn ra trong thời gian ngắn.
Ngoài dự báo về nhu cầu của OPEC, các yếu tố giảm giá khác đã kìm hãm đà tăng của giá dầu, gồm nguồn cung dự kiến tăng sau kế hoạch giải phóng dầu từ các kho dự trữ quốc gia tại Mỹ và Trung Quốc, và khả năng Iran có thể tiến gần hơn tới mục tiêu bán dầu ra thế giới một lần nữa.
Các thương nhân lưu ý việc Trung Quốc có kế hoạch giải phóng dầu từ nguồn dự trữ chiến lược có thể làm tăng nguồn cung có sẵn ở quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới.
Cộng thêm áp lực về đà tăng của giá, sản lượng dầu của Mỹ từ 7 hệ thống dầu đá phiến chính dự kiến sẽ tăng khoảng 66.000 thùng/ngày trong tháng 10 lên 8,1 triệu thùng/ngày, cao nhất kể từ tháng 4 năm 2020, theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng.
Trong khi đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã cắt giảm dự báo nhu cầu dầu thế giới cho quý cuối cùng của năm 2021 do biến thể virus coronavirus Delta trong khi nâng dự báo cho năm 2022 lên 4,15 triệu thùng/ngày, so với 3,28 triệu thùng/ngày của tháng trước.
 

Nguồn: VITIC/Reuters