Dầu Brent tăng 1,50 USD, tương đương 1,3%, ở mức 113,20 USD/thùng, trong khi dầu thô Mỹ tăng 98 cent, tương đương 0,9%, lên 107,93 USD/thùng.
Trước kỳ nghỉ lễ cuối tuần Lễ Phục sinh, cả hai hợp đồng đã tăng hơn 2,5% vào thứ năm (14/4).
Hãng thông tấn Interfax hôm thứ Sáu đưa tin, sản lượng dầu của Nga tiếp tục sụt giảm trong tháng 4, giảm 7,5% trong nửa đầu tháng kể từ tháng 3.
Kazuhiko Saito, nhà phân tích trưởng tại Fujitomi Securities Co Ltd., nhận định: “Thị trường dầu có thể sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong tuần này với nguồn cung bổ sung hạn chế đến từ các nhà sản xuất dầu lớn để bù đắp dòng chảy giảm từ Nga”.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC và các đồng minh trong một nhóm được gọi là OPEC +, bao gồm Nga, đã bác bỏ áp lực của phương Tây để tăng sản lượng với tốc độ nhanh hơn để tăng nguồn cung).
Một báo cáo của OPEC vào tuần trước cho thấy sản lượng của OPEC trong tháng 3 chỉ tăng 57.000 thùng/ngày lên 28,56 triệu thùng/ngày, thấp hơn mức tăng 253.000 thùng/ngày mà OPEC được phép theo thỏa thuận OPEC +.
Gây thêm áp lực cho giá dầu, Libya đã ngừng sản xuất dầu từ mỏ dầu El Feel vào chủ nhật (17/4).
Tuy nhiên, dự báo sản lượng dầu của Mỹ đang được điều chỉnh tăng.
Nguồn cung dầu của các nước trong khối OPEC

Sản lượng dầu thô của 13 quốc gia OPEC trong tháng 3/2022 tăng 57 nghìn thùng/ngày so với tháng trước đó, đạt trung bình 28,56 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô tăng chủ yếu tại Saudi Arabia, Kuwai và Libya, trong khi sản lượng giảm tại Libya, Nigeria và Congo.

Sản lượng dầu mỏ của khu vực ngoài OPEC trong năm 2021 (gồm NGL của OPEC) giảm 0,06 triệu thùng/ngày so với năm trước, đạt trung bình 63,6 triệu thùng/ngày. Sản lượng điều giảm ở nguồn cung từ Brazil, Canada, Trung Quốc.

Sản lượng dầu thô của Mỹ năm 2021 giảm 0,07 triệu thùng/ngày so với năm 2020, đạt mức trung bình 11,21 triệu thùng/ngày. Sản lượng khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ năm 2021 tăng 30 nghìn thùng/ngày lên mức trung bình 5,44 triệu thùng/ngày. Trong năm 2022, sản lượng dự báo trung bình khoảng 11,8 triệu thùng/ngày.

Sản lượng dầu mỏ của Nga trong tháng 02/2022 tăng 54 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 11,36 triệu thùng/ngày. Ước tính trong tháng 3/2022 đạt 10,03 triệu thùng/ngày, giảm 37 nghìn thùng/ngày so với tháng trước. Trong năm 2022, sản lượng dầu mỏ dự báo sẽ tăng 0,43 triệu thùng/ngày, đạt mức trung bình 11,23 triệu thùng/ngày.

Sản lượng dầu mỏ của Na Uy trong tháng 02/2022 tăng 15 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt 1,98 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô của Na Uy trong tháng 02/2022 tăng 27 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt 1,76 triệu thùng/ngày. Sản lượng NGL và khí ngưng tụ giảm 12 nghìn thùng/ngày trong tháng 02/2022 so với tháng trước, đạt 0,22 triệu thùng/ngày.

Trong năm 2022, sản lượng dẩu mỏ dự báo sẽ tăng 0,1 triệu thùng/ngày đạt trung bình 2,13 triệu thùng/ngày, giảm 30 nghìn thùng/ngày so với báo cáo trước, điều chỉnh giảm chủ yếu là do sản lượng trong quý I/2022 giảm. Sản lượng dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng vào quý IV/2022 khi khởi động các dự án nước ngoài mới như Nova, Hod, Njord Future, Bauge và Fenja-giai đoạn 1. Johan Sverdrup giai đoạn 2 dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2022.

Sản lượng dầu thô của Brazil trong tháng 02/2022 giảm 115 nghìn thùng/ngày, đạt trung bình 2,92 triệu thùng/ngày. Sản lượng nhiên liệu sinh học (chủ yếu là ethanol) không thay đổi so với tháng trước đó, đạt 623 nghìn thùng/ngày.

Tổng sản lượng nhiên liệu lỏng của Brazil gồm cả nhiên liệu sinh học trong tháng 02/2022 giảm 115 nghìn thùng/ngày, đạt 3,65 triệu thùng/ngày. Năm 2021 sản lượng nhiên liệu lỏng đạt 3,60 triệu thùng/ngày, giảm 0,08 triệu thùng/ngày so với năm 2020.

Trong năm 2022, dự báo nguồn cung nhiên liệu của Brazil tăng 0,16 triệu thùng/ngày đạt trung bình 3,76 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô dự kiến sẽ tăng thông qua hai dự án khởi động mới.

Sản lượng dầu mỏ của Trung Quốc trong tháng 02/2022 giảm 91 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 4,4 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô trong tháng 02/2022 giảm 92 nghìn thùng/ngày, đạt trung bình 4,09 triệu thùng, tăng 153 nghìn thùng/ngày so với cùng kỳ năm 2021.

Các công ty Trung Quốc tăng đầu tư theo chiến lược đã hoạch định để nâng sản lượng dầu. Trong năm 2021, sản lượng dầu mỏ tăng 0,15 triệu thùng/ngày so với năm 2020, đạt 4,31 triệu thùng/ngày. Trong năm 2022, dự báo sản lượng dầu mỏ đạt 4,38 triệu thùng/ngày, tăng 0,08 triệu thùng/ngày so với năm 2021.

Sản lượng dầu mỏ của Canada trong tháng 02/2022 tăng 179 nghìn thùng/ngày so với tháng liền trước, đạt trung bình 5,6 triệu thùng/ngày.

Sản lượng dầu thô tổng hợp trong tháng 02/2022 đạt 1,25 triệu thùng/ngày, tăng 77 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, sản lượng tăng do các nhà khai thác đã hoạt động trở lại sau thời gian giảm khai thác do thời tiết băng giá trong tháng 12/2021 và đầu tháng tháng 01/2022.

Nguồn cung dầu của Canada trong năm 2021 tăng 0,3 triệu thùng/ngày so với năm 2020, đạt trung bình 5,46 triệu thùng/ngày. Trong năm 2022 nguồn cung dầu dự báo sẽ tăng chậm hơn, tăng 0,16 triệu thùng/ngày lên mức trung bình 5,65 triệu thùng/ngày.

Sản lượng dầu mỏ khu vực ngoài OPEC năm 2021 đạt 63,5 triệu thùng/ngày, tăng 0,7 triệu thùng/ngày so với năm 2020. Dự báo năm 2022 tăng khoảng 2,7 triệu thùng/ngày so với năm 2021, đạt trung bình 66,2 triệu thùng/ngày. Những nước đóng góp vào tăng trưởng nguồn cung trong năm 2022 là Mỹ, Nga, Brazil, Canada, Kazakhstan và Na Uy.

Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng giao ngay tại châu Á ổn định

Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á ổn định trong tuần này tiếp tục giảm nhu cầu từ châu Á trong bối cảnh Trung Quốc khóa cửa, cho phép giá khí đốt châu Âu duy trì ở mức cao để giữ cho hàng hóa LNG chảy sang châu lục.

Các nguồn tin trong ngành cho biết, giá LNG trung bình cho đợt giao tháng 5 tới Đông Bắc Á được ước tính là 33,00 USD/(mmBtu), không thay đổi so với tuần trước.

Họ cho biết thêm, giá trung bình cho đợt giao hàng tháng 6 là 29,00 USD/mmBtu.

Nguồn: VITIC/Reuter