Dầu thô Brent tăng 32 US cent, tương đương 0,42%, lên 77,37 USD/thùng. Dầu thô Mỹ tăng 42 UScent, tương đương 0,57%, lên 74,67 USD/thùng.
Một cuộc khảo sát cho thấy sản lượng dầu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ đã giảm vào tháng 12 sau hai tháng tăng. Hoạt động bảo dưỡng mỏ tại UAE đã bù đắp cho mức tăng sản lượng của Nigeria và mức tăng ở những nơi khác trong nhóm.
Tại Nga, sản lượng dầu trung bình đạt 8,971 triệu thùng/ngày vào tháng 12, thấp hơn mục tiêu của quốc gia này, Bloomberg đưa tin.
Về mặt kinh tế, số lượng việc làm tăng tại Mỹ vào tháng 11, khảo sát việc làm và luân chuyển lao động cho thấy. Giá dầu tăng theo tăng trưởng kinh tế.
Các nguồn tin thị trường khác cho biết, tồn trữ dầu thô đã giảm vào tuần trước trong khi dự trữ nhiên liệu tăng, trích dẫn số liệu của Viện Dầu khí Mỹ vào thứ Ba.
Các nhà phân tích dự kiến giá dầu sẽ giảm trung bình trong năm nay so với năm 2024 một phần do sản lượng tăng từ các nước không thuộc OPEC.
"Chúng tôi giữ nguyên dự báo giá dầu thô Brent trung bình là 76 USD/thùng vào năm 2025, giảm so với mức trung bình trong năm 2024", BMI, một bộ phận của Fitch Group, cho biết trong một lưu ý với khách hàng.
"Quan điểm này xuất phát từ dự báo dữ liệu cơ bản, chỉ ra tình trạng dư cung trong năm nay, với mức tăng trưởng nguồn cung vượt xa mức tăng trưởng nhu cầu là 485.000 thùng/ngày."
OPEC+ lùi kế hoạch tăng sản lượng đến tháng 4/2025:
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (nhóm OPEC+) đã đồng ý trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng dầu cho đến tháng 4/2025, thay vì tháng 1/2025 như dự kiến ban đầu.
Tại cuộc họp ngày 5/12, OPEC đã đồng ý kéo dài việc cắt giảm 2 triệu thùng/ngày và 1,65 triệu thùng/ngày đến cuối năm 2026 thay vì cuối năm 2025 như kế hoạch trước đó.
Việc nới lỏng dần kế hoạch giảm 2,2 triệu thùng/ngày sẽ bắt đầu từ tháng 4/2025 và kéo dài đến tháng 9/2026.
Nhóm cũng nhất trí việc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) tăng sản lượng thêm 300.000 thùng/ngày từ tháng 4/2025 đến cuối tháng 9/2026, thay vì kế hoạch trước đây là bắt đầu vào tháng 1/2025.
Với việc chiếm khoảng một nửa sản lượng dầu toàn cầu, OPEC+ đã dự kiến bắt đầu nới lỏng kế hoạch hạn chế sản lượng từ tháng 10/2024. Tuy nhiên, sự suy giảm trong nhu cầu thế giới cũng như nguồn cung từ ngoài nhóm gia tăng đã buộc OPEC+ phải nhiều lần trì hoãn kế hoạch này.
Các thành viên OPEC+ đang dự trữ khoảng sản lượng 5,86 triệu thùng dầu/ngày, tương đương khoảng 5,7% nhu cầu toàn cầu, thông qua một loạt các bước được thống nhất từ năm 2022 để hỗ trợ thị trường.
Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sản lượng dầu của OPEC+ hiện chiếm 48% nguồn cung thế giới, mức thấp nhất kể từ khi nhóm được thành lập vào năm 2016 với thị phần hơn 55%. Mỹ đã trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 15%. Sản lượng dầu thô của Saudi Arabia, nhà sản xuất hàng đầu OPEC, chiếm chưa đến 9% tổng sản lượng dầu toàn cầu.
Dự báo của OPEC: OPEC tiếp tục hạ dự báo nhu cầu dầu thế giới
Ngày 11/12, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã tiếp tục hạ dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2024 và 2025, đánh dấu lần điều chỉnh giảm tháng thứ 5 liên tiếp.
Trong báo cáo hàng tháng về thị trường dầu mỏ, OPEC dự kiến nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ tăng trưởng 1,61 triệu thùng/ngày trong năm 2024, giảm khoảng 210.000 thùng so với mức dự báo tháng trước.
OPEC cho biết việc điều chỉnh này là do dữ liệu cập nhật trong 3 quý đầu năm nay, đặc biệt là sự sụt giảm trong quý 3. Trong khi đó, dự kiến mức tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2025 là 1,45 triệu thùng/ngày, giảm 90.000 thùng so với đánh giá của tháng trước.
Tuy nhiên, OPEC cho rằng số liệu này vẫn cho thấy sự tăng trưởng tốt so với mức trung bình trước đại dịch COVID-19.
Từ tháng 8/2024, OPEC đã liên tục hạ dự báo về mức tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới năm 2024 và 2025 trong các báo cáo thị trường hàng tháng.
Nhu cầu toàn cầu chậm lại và nguồn cung tăng từ các nhà sản xuất bên ngoài liên minh OPEC+ đã khiến giá dầu có xu hướng giảm. Trước tình hình này, OPEC+ đã nhất trí duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại trong quý đầu tiên của năm 2025.
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ giảm 6%
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ giảm khoảng 6% vào thứ Ba (7/1), do dự báo nhu cầu sưởi ấm giảm trong tuần này và sản lượng giảm.
Giá giao ngay đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 1 năm ngoái và các nhà phân tích cho biết giá có thể tăng đột biến với thời tiết lạnh nhất của mùa đông năm nay vẫn được dự đoán vào tuần tới.
Hợp đồng tương lai khí đốt giao tháng 2 trên Sàn giao dịch hàng hóa New York giảm 22,3 UScent, tương đương 6,1%, xuống mức 3,449 USD/mmBtu. Vào thứ Hai, hợp đồng đã tăng 9% và đóng cửa ở mức cao nhất kể từ ngày 30 tháng 12.
Công ty tài chính LSEG cho biết sản lượng khí đốt trung bình tại 48 tiểu bang của Mỹ đã giảm xuống còn 103,3 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) cho đến nay trong tháng 1, giảm so với mức 103,8 bcfd trong tháng 12. Con số này so với mức kỷ lục 105,3 bcfd vào tháng 12 năm 2023.
Với thời tiết lạnh hơn sắp tới, LSEG dự báo nhu cầu khí đốt trung bình ở 48 tiểu bang của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ tăng từ 146,2 bcfd trong tuần này lên 148,8 bcfd vào tuần tới.