Dầu thô Brent tăng 80 cent, tương đương 1,1%, lên 72,64 USD/thùng. Dầu thô Mỹ (WTI) ở mức 67,64 USD/thùng, tăng 52 cent, tương đương 0,8%.
Cả hai loại dầu đều giảm khoảng 3 USD/thùng vào thứ hai sau khi các nhà phân tích nhấn mạnh nguồn cung toàn cầu đang gia tăng và những lo ngại về tăng trưởng nhu cầu ngay trước dữ liệu lạm phát của Mỹ và cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed kết thúc vào thứ Tư.
Phần lớn thị trường đang dự đoán Fed sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp chính sách tuần này. Các đợt nâng lãi suất vừa qua của ngân hàng này đã đẩy đồng USD mạnh lên, khiến cho dầu vốn là hàng hóa được định giá bằng đồng tiền này trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua nắm giữ các đồng tiền khác. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) được dự đoán sẽ nâng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm nữa để kiềm chế lạm phát.
Thị trường cũng đang chờ đợi dự báo nhu cầu từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Theo số liệu sơ bộ của OPEC, nguồn cung dầu mỏ toàn cầu trong tháng 5/2023 giảm 1,02 triệu thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 100,2 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu thô của 13 quốc gia OPEC trong tháng 5/2023 giảm 464 nghìn thùng/ngày so với tháng trước đó, đạt trung bình 28,06 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô tăng chủ yếu tại Nigeria, Iran và Angola, trong khi sản lượng tại Saudi Arabia và UAE giảm.
Nguồn cung dầu mỏ thế giới:
Sản lượng dầu mỏ của khu vực ngoài OPEC (gồm NGL của OPEC) tháng 5/2023 giảm 0,6 triệu thùng/ngày so với tháng trước đó, đạt 72,2 triệu thùng/ngày, tăng 2 triệu thùng/ngày so với cùng tháng năm trước.
Mỹ: Sản lượng dầu mỏ của Mỹ năm 2022 tăng 1,1 triệu thùng/ngày so với năm 2021, đạt mức trung bình 19 triệu thùng/ngày, tăng 44 nghìn thùng/ngày so với dự báo tháng trước. Sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ dự kiến tăng 0,6 triệu thùng/ngày, đạt mức 11,8 triệu thùng/ngày.
Trong năm 2023, sản lượng dầu thô dự báo tăng 0,8 triệu thùng/ngày đạt 12,6 triệu thùng/ngày.
Nga: Sản lượng dầu mỏ của Nga trong tháng 4/2023 giảm 176 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 10,9 triệu thùng/ngày (bao gồm 9,6 triệu thùng thùng/ngày sản lượng dầu thô và 1,4 triệu thùng/ngày khí NGL).
Theo cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), lượng dầu xuất khẩu dầu của Nga trong tháng 4/2023 tăng lên mức cao nhất kể từ khi xung đột giữa nước này với Ukraine bùng phát vào cuối tháng 2/2022. Bất chấp hàng loạt lệnh trừng phạt của phương Tây, doanh thu của Nga vẫn tăng 1,7 tỷ USD (gần 40.000 tỷ đồng). Xuất khẩu của Nga đã tăng lên 8,3 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2023, sản lượng này cao hơn 50.000 thùng/ngày so với tháng 3/2023. Thậm chí, Nga có thể đang tăng sản lượng để bù đắp cho phần doanh thu bị mất.
Năm 2022 sản lượng dầu mỏ tăng thêm 0,2 triệu thùng/ngày so với năm trước, đạt mức trung bình 11 triệu thùng/ngày, không thay đổi so với báo cáo tháng trước. Năm 2023, sản lượng dầu mỏ dự báo giảm 0,75 triệu thùng/ngày xuống mức 10,28 triệu thùng/ngày, mức tăng trưởng hàng năm không thay đổi so với báo cáo tháng trước.
Na Uy: Sản lượng dầu mỏ của Na Uy trong tháng 4/2023 không đổi so với tháng trước, đạt mức 2,1 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô của NaUy trong tháng 4/2023 giảm 24 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt 1,8 triệu thùng/ngày. Sản lượng NGL và khí ngưng tụ tăng 20 nghìn thùng/ngày, đạt 0,2 triệu thùng/ngày.
Trong năm 2022, sản lượng dầu mỏ giảm 140 nghìn thùng/ngày đạt trung bình 1,9 triệu thùng/ngày, điều chỉnh giảm chủ yếu là do sản lượng trong quý IV/2022 giảm. Năm 2023, sản lượng dầu mỏ dự báo sẽ tăng 0,2 triệu thùng/ngày, đạt 2,1 triệu thùng/ngày, với việc triển khai giai đoạn 2 của mỏ dầu lớn Johan Sverdrup sẽ là nguồn tăng sản lượng chính.
Brazil: Sản lượng dầu thô của Brazil trong tháng 4/2023 tăng 26 nghìn thùng/ngày, đạt trung bình 3,1 triệu thùng/ngày.
Tổng sản lượng nhiên liệu lỏng của Brazil gồm cả nhiên liệu sinh học trong tháng 4/2023 tăng 29 nghìn thùng/ngày, đạt 3,9 triệu thùng/ngày.
Trong năm 2022, nguồn cung nhiên liệu của Brazil tăng 0,1 triệu thùng/ngày đạt trung bình 3,7 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô dự kiến sẽ tăng thông qua hai dự án khởi động mới. Trong năm 2023, nguồn cung nhiên liệu lỏng bao gồm cả nhiên liệu sinh học dự báo tăng 0,2 triệu thùng/ngày, đạt mức trung bình 4,0 triệu thùng/ngày, điều chỉnh tưng 45 nghìn thùng/ngày so với dự báo tháng trước.
Trung Quốc: Sản lượng dầu mỏ của Trung Quốc trong tháng 4/2023 giảm 78 nghìn thùng/ngày so với tháng trước đó, đạt trung bình 4,6 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô trong tháng 4/2023 giảm 78 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt 4,2 triệu thùng/ngày. Trong năm 2022, sản lượng dầu mỏ đạt trung bình 4,5 triệu thùng/ngày, tăng 151 nghìn thùng/ngày so với năm trước đó. Trung Quốc đặt ra kế hoạch 5 năm (2021-2025) duy trì sản lượng dầu mỏ trên 4 triệu thùng/ngày. Trong năm 2023 dự báo sản lượng dầu mỏ ở mức trung bình 4,5 triệu thùng/ngày.
Trung Quốc đã nâng hạn ngạch xuất khẩu đợt đầu tiên của năm 2023 đối với các sản phẩm dầu tinh chế lên 18,99 triệu tấn, tăng 46% so với 13 triệu tấn một năm trước đó. Diễn ra sau đợt phát hành lớn 13,25 triệu tấn vào tháng 9, khi chính phủ tìm cách củng cố nền kinh tế bằng cách khuyến khích các nhà máy lọc dầu đẩy mạnh hoạt động và hưởng lợi từ lợi nhuận xuất khẩu.
Canada: Sản lượng dầu mỏ của Canada trong tháng 4/2023 giảm 327 nghìn thùng/ngày so với tháng liền trước, đạt trung bình 5,4 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu thô truyền thống trong tháng 4/2023 đạt 1,3 triệu thùng/ngày, tăng 9 nghìn thùng/ngày so với tháng trước. Sau thời tiết băng giá, các nhà khai thác đã cố gắng tiếp tục hoạt động trở lại.
Nguồn cung dầu của Canada trong năm 2022 tăng 0,2 triệu thùng/ngày so với năm 2021, đạt trung bình 5,6 triệu thùng/ngày. Trong năm 2023 nguồn cung dầu dự báo sẽ tăng 0,2 triệu thùng/ngày lên mức trung bình 5,8 triệu thùng/ngày. Sản lượng gia tăng chủ yếu đến từ mỏ cát dầu của tỉnh Alberta, nơi có mức sản lượng trung bình 3,1 triệu thùng/ngày trong năm 2022.
Sản lượng dầu mỏ khu vực ngoài OPEC năm 2022 đạt 65,7 triệu thùng/ngày, tăng 1,9 triệu thùng/ngày so với năm 2021. Dự báo năm 2023 tăng khoảng 1,43 triệu thùng/ngày so với năm 2022, đạt trung bình 67,17 triệu thùng/ngày. Những nước đóng góp vào tăng trưởng nguồn cung trong năm 2023 là Mỹ, Brazil, Canada, Nga, trong khi sản lượng dầu dự kiến giảm chủ yếu ở Na Uy và Thái Lan.

Nguồn: VITIC/Reuter