Dầu thô Brent tăng 28 cent ở mức 89,93 USD/thùng, trong khi dầu thô Mỹ (WTI) tăng 12 cent ở mức 86,78 USD/thùng.
Cả hai loại dầu đều tăng trong tuần trước do lo ngại xung đột ở Trung Đông, với giá dầu Brent tăng 7,5%, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ tháng Hai. Tuy nhiên, giá đã giảm trở lại vào thứ hai (16/10).
Trong khi đó, Giám đốc điều hành tập đoàn dầu khí Saudi Aramco của Saudi Arabia cho biết hôm thứ Ba rằng công ty có thể tăng cường sản xuất dầu trong vòng vài tuần nếu cần, vì mức tiêu thụ toàn cầu sẽ tăng lên mức kỷ lục mới vào cuối năm nay.
OPEC+ đã cắt giảm sản lượng kể từ năm ngoái để duy trì sự ổn định thị trường.
Nhập khẩu dầu thô tháng 9 của Trung Quốc tăng so với một năm trước do du lịch, sản xuất phục hồi
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 9 tăng gần 14% so với cùng kỳ một năm trước đó, do các nhà lọc dầu tăng cường mua hàng và các chỉ số sản xuất được cải thiện.
Dữ liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, các lô hàng trong tháng 9 tới nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới là 45,74 triệu tấn, tương đương 11,13 triệu thùng/ngày (bpd). Nhập khẩu từ đầu năm đến nay tăng 14,6% so với một năm trước đó lên 424,27 triệu tấn hay 11,34 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, lượng nhập khẩu dầu trong tháng 9 đã giảm khoảng 10,5%, so với 12,4 triệu thùng/ngày trong tháng 8.
Emma Li, một nhà phân tích tại Trung Quốc, cho biết: “nhập khẩu dầu thô trong tháng 9 giảm so với tháng 8 chủ yếu là do khối lượng của Saudi và Nga, do các công ty dầu mỏ lớn cắt giảm và đẩy nhanh việc giảm tồn kho dầu thô”.
Lượng nhập khẩu tăng mạnh trong tháng trước do nhu cầu nhiên liệu vận tải dự kiến tăng trong kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng, kéo dài từ cuối tháng 9 đến tuần đầu tiên của tháng 10.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc cũng phục hồi trong tháng 9, PMI sản xuất tháng 9 tăng lên 50,2, trên mức 50 điểm.
Trước đó, Trung Quốc đã ban hành hạn ngạch nhập khẩu dầu thô đợt thứ tư cho năm 2023, nâng khối lượng trong năm lên 203,64 triệu tấn, tăng 14% so với năm 2022.