Dầu thô Brent tăng 11 cent, tương đương 0,1%, ở mức 80,09 USD/thùng. Dầu thô Mỹ (WTI) tăng 4 cent, cũng 0,1%, ở mức 74,90 USD/thùng.
OPEC+, bao gồm Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga, sẽ tổ chức một cuộc họp cấp bộ trưởng trực tuyến vào ngày 30 tháng 11 để thảo luận về các mục tiêu sản xuất cho năm 2024.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh giá dầu giảm mạnh, do lo ngại thị trường bị dư cung bất chấp việc cắt giảm sản lượng của OPEC+. Giá dầu Brent đã giảm hơn 18% và dầu WTI giảm hơn 21% kể từ mức cao cuối tháng 9. Sản lượng từ các nước ngoài OPEC như Mỹ đã gây thêm áp lực lên giá.
Dự báo cung cầu dầu thế giới:
Mỹ: Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết, Tồn kho dầu thô của Mỹ tăng 8,7 triệu thùng trong tuần kết thúc 20/11, cao hơn nhiều so với mức tăng 1,16 triệu mà các nhà phân tích dự kiến.
Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes (BKR.O) cho biết số giàn khoan dầu của Mỹ không thay đổi ở mức 500 giàn trong tuần tính đến ngày 22/11.
Sản lượng dầu mỏ của Mỹ năm 2023 dự báo tăng 1,2 triệu thùng/ngày so với năm 2022, đạt mức trung bình 20,5 triệu thùng/ngày, tăng 50 nghìn thùng/ngày so với dự báo tháng trước. Sản lượng dầu thô dự báo tăng 0,7 triệu thùng/ngày, đạt 8,6 triệu thùng/ngày.
Mexico: Sản lượng dầu thô của Mexico giảm 10 nghìn thùng/ngày trong tháng 9/2023, đạt mức trung bình 1,7 triệu thùng/ngày.
Sở hữu trữ lượng dầu thô lên tới 9,7 tỷ thùng, Mexico hiện đang đứng thứ 17 thế giới về trữ lượng và thứ 11 về năng lực khai thác dầu thô với công suất thiết kế lên tới 2,4 triệu thùng/ngày.
Bắt đầu từ năm 2024, Mexico dự kiến giảm 70% lượng dầu thô xuất khẩu, từ đó chuyển lượng dầu này cung cấp cho các nhà máy lọc dầu trong nước nhằm tiến tới việc tự chủ nguồn cung xăng dầu thành phẩm vào cuối năm 2024.
Thông báo của Bộ Năng lượng Mexico cho biết theo kế hoạch, bắt đầu từ tháng 1/2024, Mexico sẽ giảm lượng dầu khô xuất khẩu từ con số hiện tại là 1 triệu thùng/ngày xuống còn 300.000 thùng/ngày. Toàn bộ lượng dầu thô khoảng 700.000 thùng/ngày dừng xuất khẩu sẽ được chuyển đến các nhà máy lọc dầu trong nước nhằm tiến tới việc tự chủ nguồn cung xăng dầu vào cuối năm 2024. Hiện tại, Mexico cũng đang tăng tốc cải tạo các nhà máy lọc dầu hiện có, đồng thời hoàn thiện các nhà máy mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất.
Trên thực tế, nền kinh tế lớn thứ 2 Mỹ Latinh hiện đang xuất khẩu một lượng lớn dầu thô trong khi vẫn phải nhập khẩu xăng dầu thành phẩm để tiêu thụ nội địa.
Mexico cũng đã đầu tư một khoản ngân sách khổng lồ vào việc cải tạo 6 nhà máy lọc dầu, mua lại liên doanh lọc dầu Deer Park từ đối tác Mỹ và xây mới tổ hợp lọc dầu Dos Bocas. Sau khi toàn bộ chuỗi nhà máy này đi vào hoạt động, Mexico có thể đáp ứng tới 95% nhu cầu xăng dầu trong nước vào năm 2024.
Nga: Sản lượng dầu mỏ của Nga trong tháng 9/2023 tăng 85 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 10,8 triệu thùng/ngày (bao gồm 9,5 triệu thùng thùng/ngày sản lượng dầu thô và 1,2 triệu thùng/ngày khí NGL).
Ngày 21/9, Chính phủ Nga áp đặt lệnh cấm tạm thời xuất khẩu xăng và dầu diesel để ổn định thị trường nội địa, với một số trường hợp ngoại lệ.
Ngày 6/10, Nga đã dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu diesel qua đường ống tới cảng biển đối với các nhà sản xuất cung cấp ít nhất 50% lượng dầu diesel sản xuất ra thị trường nội địa. Sau đó, ngày 17/11, chính phủ dỡ bỏ lệnh cấm tạm thời xuất khẩu xăng.
Ngày 22/11, Bộ Năng lượng Nga cho biết chính phủ nước này đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel do thị trường nội địa đã bão hòa.
Thông báo của Bộ Năng lượng Nga nêu rõ Chính phủ Liên bang Nga quyết định dỡ bỏ lệnh cấm tạm thời xuất khẩu diesel, được đưa ra vào ngày 21/9 như một phần trong loạt biện pháp nhằm ổn định giá cả trên thị trường nhiên liệu cho động cơ đốt trong trong nước.
Phó Tổng Giám đốc thứ nhất Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Boris Kopeikin đánh giá các biện pháp cấm tạm thời xuất khẩu nhiên liệu đã được thực hiện kịp thời nhằm đảm bảo nguồn cung trên thị trường nội địa và ổn định giá cả. Hiện thị trường đang dần đi đến trạng thái cân bằng, giá bán buôn và bán lẻ đã ổn định.
Bộ Năng lượng Liên bang Nga cho biết kể từ khi áp đặt lệnh cấm xuất khẩu, giá bán buôn xăng ôtô trên sàn giao dịch đã giảm đáng kể và dự trữ xăng ôtô đạt gần 2 triệu tấn.
Năm 2023, sản lượng dầu mỏ dự báo giảm 0,4 triệu thùng/ngày xuống mức 10,6 triệu thùng/ngày, điều chỉnh tăng 80 nghìn thùng/ngày so với báo cáo tháng trước.
Năm 2023, sản lượng dầu mỏ dự báo giảm 0,4 triệu thùng/ngày xuống mức 10,6 triệu thùng/ngày, điều chỉnh tăng 80 nghìn thùng/ngày so với báo cáo tháng trước.
Na Uy: Sản lượng dầu mỏ của Na Uy trong tháng 9/2023 giảm 0,2 triệu thùng/ngày so với tháng trước, đạt mức 1,8 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô của NaUy trong tháng 9/2023 giảm 145 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt 1,6 triệu thùng/ngày. Sản lượng NGL và khí ngưng tụ giảm 5 nghìn thùng/ngày, đạt 0,2 triệu thùng/ngày.
Năm 2023, sản lượng dầu mỏ dự báo sẽ tăng 0,1 triệu thùng/ngày, đạt 2,0 triệu thùng/ngày, với việc triển khai giai đoạn 2 của mỏ dầu lớn Johan Sverdrup sẽ là nguồn tăng sản lượng chính.
Brazil: Sản lượng dầu thô của Brazil trong tháng 9/2023 tăng 210 nghìn thùng/ngày, đạt trung bình 3,7 triệu thùng/ngày, chủ yếu do tăng trưởng tại bốn giàn khoan ngoài khơi và ít thời gian bảo trì hơn.
Tổng sản lượng nhiên liệu lỏng của Brazil gồm cả nhiên liệu sinh học trong tháng 9/2023 giảm 53 nghìn thùng/ngày, đạt 4,2 triệu thùng/ngày.
Trong năm 2023, nguồn cung nhiên liệu lỏng bao gồm cả nhiên liệu sinh học dự báo tăng 0,4 triệu thùng/ngày, đạt mức trung bình 4,1 triệu thùng/ngày, điều chỉnh tăng 25 nghìn thùng/ngày so với dự báo tháng trước.
Trung Quốc: Sản lượng dầu mỏ của Trung Quốc trong tháng 9/2023 giảm nhẹ 8 nghìn thùng/ngày so với tháng trước đó, đạt trung bình 4,5 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô trong tháng 9/2023 giảm 8 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt 4,1 triệu thùng/ngày. Trung Quốc đặt ra kế hoạch 5 năm (2021-2025) duy trì sản lượng dầu mỏ trên 4 triệu thùng/ngày. Trong năm 2023 dự báo sản lượng dầu mỏ ở mức trung bình 4,6 triệu thùng/ngày, tăng 80 nghìn thùng/ngày so với năm 2022.
Trong 10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu - bao gồm dầu diesel, xăng, dầu hỏa và nhiên liệu hàng hải - tăng 33,2% so với cùng kỳ năm trước ở mức 53,09 triệu tấn, do các nhà máy lọc dầu nhà nước tăng cường chế biến dầu thô để kiếm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu có lãi.
Doanh số bán nhiên liệu ở nước ngoài từ nhà máy lọc dầu hàng đầu nhà nước Sinopec đã tăng gần 30% so với cùng kỳ trong 3 quý đầu năm 2023.
Canada: Sản lượng dầu mỏ của Canada trong tháng 9/2023 giảm 61 nghìn thùng/ngày so với tháng liền trước, đạt trung bình 5,7 triệu thùng/ngày. Sản lượng giảm chủ yếu do bảo trì theo kế tại các mỏ cát dầu.
Sản lượng dầu thô truyền thống trong tháng 9/2023 đạt 1,2 triệu thùng/ngày, giảm nhẹ 10 nghìn thùng/ngày so với tháng trước.
Trong năm 2023 nguồn cung dầu dự báo sẽ tăng 30 nghìn thùng/ngày lên mức trung bình 5,6 triệu thùng/ngày, giảm 25 nghìn thùng/ngày.
Sản lượng dầu mỏ khu vực ngoài OPEC năm 2023 dự kiến đạt 67,5 triệu thùng/ngày, tăng 1,7 triệu thùng/ngày so với năm 2022. Những nước đóng góp vào tăng trưởng nguồn cung trong năm 2023 là Mỹ, Brazil, Nauy và Trung Quốc trong khi sản lượng dầu dự kiến giảm chủ yếu ở Nga.
Nhu cầu dầu:
Nhu cầu xăng dầu của Ấn Độ tăng 320 nghìn thùng/ngày tháng 9/2023 so với năm trước đó, lên mức 5,2 triệu thùng/ngày. Trong hơn một năm qua, lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đã phát triển mạnh, thúc đẩy nhu cầu xăng. Thu nhập của người tiêu dùng tăng, thúc đẩy hoạt động du lịch, tổng lưu lượng hành khách hàng không của Ấn Độ (trong nước và quốc tế) tăng.
Nhu cầu dầu diesel được hỗ trợ mạnh mẽ từ hoạt động sản xuất, sản lượng công nghiệp, tỷ lệ lạm phát giảm từ mức 6,8% trong tháng 8, xuống 5,0% trong tháng 9/2023. Chỉ số PMI sản xuất ở Ấn Độ ở mức 57,5 điểm trong tháng 9/2023.
Trong quý 4/2023, nhu cầu dầu dự đoán sẽ tăng 243 nghìn thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước.
OECD Châu Âu: Nhu cầu dầu trong khu vực vẫn giảm trong tháng 8/2023, giảm 571 nghìn thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước. Khu vực vẫn đang phải đối mặt với thách thức khó khăn, do đang diễn ra căng thẳng địa chính trị, cùng với lạm phát và hoạt động kinh tế chậm lại, tiếp tục tác động đến nhu cầu dầu mỏ trong khu vực.
Nhu cầu sản phẩm dầu ở khu vực đồng tiền chung châu Âu xu hướng giảm trong hơn năm, do ảnh hưởng bởi hoạt động yếu của khu vực công nghiệp và lạm phát cao.
Nhu cầu sản phẩm dầu ở OECD châu Âu vẫn yếu trong hơn một năm, chủ yếu là do áp lực lạm phát làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế trong khu vực và căng thẳng địa chính trị tiếp tục là thách thức lớn. Ngành công nghiệp hóa dầu trong khu vực cũng vẫn yếu. Tuy nhiên duy trì tăng trưởng trong hoạt động lĩnh vực hàng không và chuyển đổi từ khí đốt sang dầu đang diễn ra sẽ hỗ trợ nhu cầu dầu trong thời gian tới.
Dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): Ngày 14/11, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm nay và năm tới, dù tăng trưởng kinh tế dự kiến tại hầu hết các nền kinh tế lớn đều chững lại.
Đối với năm 2023, IEA đã nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ từ mức 2,3 triệu thùng/ngày lên mức 2,4 triệu thùng/ngày và tiến gần hơn đến dự báo 2,46 triệu thùng/ngày của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Trong năm 2024, IEA đã nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ lên 930.000 thùng/ngày từ 880.000 thùng/ngày, vẫn thấp hơn nhiều so với dự báo 2,25 triệu thùng/ngày của OPEC.
IEA cho biết dù việc Saudi Arabia và Nga tự nguyện gia hạn cắt giảm sản lượng đến cuối năm nay sẽ thu hẹp nguồn cung và tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ có khả năng chững lại, thì cán cân trên thị trường dầu mỏ sẽ nghiêng về thặng dư vào đầu năm 2024.
Theo IEA, về tổng thể, trong khi tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ và kinh tế được dự báo kém khởi sắc vào năm tới, thì nhu cầu dầu mỏ trong năm 2023 vẫn đang được hỗ trợ nhờ nhu cầu tăng kỷ lục vào tháng 9 vừa qua tại thị trường Trung Quốc và lượng giao hàng ổn định tại Mỹ. Nhấn mạnh trong bối cảnh nhu cầu vẫn vượt quá nguồn cung sẵn có khi bước vào mùa Đông ở Bắc bán cầu, cán cân thị trường sẽ dễ bị "tổn thương" trước những rủi ro kinh tế và địa chính trị gia tăng, cũng như những biến động tiếp theo trong thời gian tới.
Dự báo của OPEC: Nhu cầu dầu thế giới trong năm 2023 sẽ tăng thêm 2,46 triệu thùng/ngày lên mức trung bình 102,1 triệu thùng/ngày, không đổi so với dự báo tháng trước.
Tại khu vực OECD, nhu cầu dầu mỏ dự báo trong năm 2023 sẽ tăng 0,08 triệu thùng/ngày đạt 45,8 triệu thùng/ngày. Nhu cầu của châu Mỹ dự đoán sẽ có mức tăng lớn nhất trong khu vực, dẫn đầu là Mỹ do phục hồi nhu cầu về nhiên liệu máy bay và nhu cầu xăng dầu.
Ở khu vực không thuộc OECD, tổng nhu cầu dầu dự đoán sẽ tăng 2,3 triệu thùng/ngày đạt 56,2 triệu thùng/ngày, vượt qua mức nhu cầu trước đại dịch năm 2019 gần 3,5 triệu thùng/ngày. Nhu cầu nhiên liệu công nghiệp và vận tải tăng trưởng ổn định, được hỗ trợ bởi sự phục hồi trong hoạt động của Trung Quốc và các khu vực ngoài OECD khác.
Năm 2024, tăng trưởng kinh tế toàn cầu vững, trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc tiếp tục được cải thiện dự kiến sẽ thúc đẩy tiêu thụ dầu. Nhu cầu dầu thế giới 2024 dự đoán sẽ tăng 2,2 triệu thùng/ngày so với năm 2023, đạt 104,3 triệu thùng/ngày. Tại OECD nhu cầu dầu dự kiến sẽ tăng trung bình 0,26 triệu thùng/ngày đạt 46,1 triệu thùng/ngày. Nhu cầu dầu của Mỹ dự báo sẽ đạt mức trước đại dịch ở mức 20,4 triệu thùng/ngày.
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ chạm mức thấp nhất trong hai tháng
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ giảm xuống mức thấp nhất 2 tháng vào thứ Hai (27/11), do sản lượng kỷ lục trong khi thời tiết ôn hòa hạn chế nhu cầu sưởi ấm.
Giá khí đốt kỳ hạn giao tháng 12 trên Sàn giao dịch hàng hóa New York giảm 6,2 cent, tương đương 6,1%, xuống 2,79 USD/(mmBtu), trước đó đã giảm hơn 5% xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 9.
Công ty tài chính LSEG cho biết sản lượng khí đốt trung bình tại 48 bang của Mỹ đã tăng lên 107,4 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) từ đầu tháng 11 đến nay, tăng từ mức kỷ lục 104,2 bcfd trong tháng 10.
LSEG dự báo nhu cầu khí đốt của Mỹ tại 48 tiểu bang, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ giảm xuống 120,4 bcfd vào tuần tới từ mức 129,7 bcfd trong tuần này.
Dòng khí tới bảy nhà máy xuất khẩu LNG lớn của Mỹ đã tăng lên mức trung bình 14,8 bcfd từ đầu tháng 11 đến nay, tăng từ 13,7 bcfd trong tháng 10 và kỷ lục hàng tháng là 14,0 bcfd trong tháng 4.
 

Nguồn: VITIC/Reuters