Dầu thô Brent tăng 69 cent, tương đương 0,9%, cao hơn ở mức 76,95 USD/thùng. Dầu thô Mỹ tăng 84 cent, tương đương 1,2%, ở mức 72,67 USD/thùng. Cả hai loại dầu đều có tuần tăng thứ hai với Brent tăng 1,7%, trong khi giá dầu WTI tăng 1,6%.
Tuy nhiên, các thị trường vẫn thận trọng do các cuộc đàm phán về mức trần nợ có thể kéo dài và có những lo ngại mới về việc Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất vào tháng tới sẽ hạn chế nhu cầu sau khi dữ liệu chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ và chỉ số lạm phát tăng mạnh.
Mặc dù có thể các nhà đàm phán sẽ đạt được thỏa thuận vào thứ Sáu để nâng trần nợ 31,4 nghìn tỷ đô la của chính phủ Mỹ, nhưng các cuộc đàm phán có thể dễ dàng kéo dài sang cuối tuần, một quan chức chính quyền Biden cho biết.
Cả 2 loại dầu đã giảm hơn 2 USD/thùng vào thứ Năm sau khi Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak hạ thấp triển vọng cắt giảm sản lượng tiếp theo của OPEC+ tại cuộc họp ở Vienna vào ngày 4/6.
Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ (CFTC) cho biết hôm thứ Sáu rằng các nhà quản lý tiền đã cắt giảm các vị thế mua ròng dầu thô kỳ hạn và quyền chọn của Mỹ trong tuần tính đến ngày 23 tháng 5.
Trong khi đó, nhu cầu xăng của Mỹ dự kiến sẽ vẫn mạnh, khi Hiệp hội Ô tô Mỹ (AAA) dự đoán kỳ nghỉ cuối tuần Ngày Tưởng niệm 27-29/5 sẽ là dịp nhộn nhịp thứ ba đối với du lịch bằng ô tô kể từ năm 2000.
Về nguồn cung, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co cho hay số lượng giàn khoan dầu của Mỹ đã giảm 5 giàn xuống 570 giàn trong tuần này. Trong tháng 5/2023, số lượng gian khoan giảm khoảng 21 giàn, mức giảm nhiều nhất tính theo tháng kể từ tháng 6/2020.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế chậm lại và lạm phát ở châu Âu đã hạn chế đà tăng giá của dầu mỏ.
Trước đó giá dầu thế giới ít thay đổi trong phiên sáng 26/5, trong bối cảnh thị trường đang chờ đợi rõ ràng về các chính sách dầu mỏ tiếp theo của OPEC và các nước sản xuất lớn OPEC+. Dầu thô Brent giảm 4 cent xuống 76,22 USD/thùng, trong khi Dầu thô Mỹ tăng 9 cent, tương đương 0,1%, ở mức 71,92 USD/thùng.
Cả hai loại dầu đều giảm hơn 2 USD/thùng vào thứ Năm. Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Tư cho biết giá năng lượng đang tiến gần đến mức "hợp lý về mặt kinh tế", đồng thời cho thấy không thể có sự thay đổi ngay lập tức đối với chính sách sản xuất của tập đoàn.
Các thị trường tiếp tục theo dõi các cuộc đàm phán về trần nợ của Mỹ, khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và nghị sĩ hàng đầu của Đảng Cộng hòa Kevin McCarthy dường như sắp đạt được thỏa thuận cắt giảm chi tiêu và nâng trần nợ.
Giá dầu ổn định, đồng USD tăng cao so với các đồng tiền chủ chốt, khi dữ liệu của Mỹ chỉ ra nền kinh tế có khả năng phục hồi ngay cả sau chu kỳ tăng lãi suất mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang. Đồng bạc xanh mạnh hơn khiến hàng hóa định giá bằng đồng USD trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác, làm giảm nhu cầu.
Giá dầu ít thay đổi vào phiên chiều thứ Năm (25/5), trong bối cảnh thị trường đang chờ đợi cắt giảm sản lượng tiếp theo của OPEC+. Dầu thô Brent giảm 14 cent, tương đương 0,2%, xuống 78,22 USD/thùng. Dầu thô Mỹ (WTI) giảm 25 cent, tương đương 0,3%, xuống 74,09 USD.
Một số nhà đầu tư coi đó là tín hiệu cho thấy Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga, được gọi là OPEC+, có thể xem xét cắt giảm thêm sản lượng tại cuộc họp vào ngày 4/6.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô hàng tuần của Mỹ đã bất ngờ giảm mạnh 12,5 triệu thùng xuống còn 455,2 triệu thùng do nhập khẩu giảm, trái ngược với dự đoán tăng 800.000 thùng của các nhà phân tích.
EIA cho biết dự trữ xăng của Mỹ giảm 2,1 triệu thùng xuống 216,3 triệu thùng, trong khi dự trữ sản phẩm chưng cất giảm 600.000 thùng xuống 105,7 triệu thùng.
Kỳ nghỉ Memorial Day của Mỹ vào ngày 29/5 đánh dấu sự bắt đầu của mùa cao điểm du lịch Hè và nhu cầu nhiên liệu cao hơn.
Phil Flynn, nhà phân tích tại công ty dịch vụ tài chính Price Futures Group, cho biết các nhà máy lọc dầu đang hoạt động hết công suất để cố gắng đáp ứng nhu cầu.
Trước đó giá dầu thế giới tăng vào thứ Tư (24/5) trong bối cảnh thị trường lo ngại nguồn cung bị thắt chặt. Dầu thô Brent tăng 86 US cent, tương đương 1,1%, lên 77,70 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Mỹ (WTI) tăng 88 US cent, tương đương 1,2%, lên 73,79 USD/thùng.
Dữ liệu công nghiệp vào cuối ngày thứ Ba cho thấy tồn kho dầu thô, nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh. Tồn trữ dầu thô giảm khoảng 6,8 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 19 tháng 5, theo các nguồn tin thị trường trích dẫn số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ hôm thứ Ba. Tồn kho xăng giảm khoảng 6,4 triệu, trong khi tồn kho sản phẩm chưng cất giảm khoảng 1,8 triệu thùng.
Nếu số liệu chính thức từ Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA) xác nhận thông tin này, lượng xăng dự trữ của Mỹ đã giảm ba tuần liên tiếp xuống mức thấp nhất trước dịp lễ Memorial Day kể từ năm 2014.
Trước đó giá dầu thế giới tăng ngày thứ hai liên tiếp vào thứ Ba (23/5) trong bối cảnh các nhà đầu tư kỳ vọng thị trường thắt chặt hơn do nhu cầu xăng tăng theo mùa và cắt giảm nguồn cung từ các nhà sản xuất OPEC+. Giá dầu thô Brent tăng 20 US cent, tương đương 0,3%, lên 76,19 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Mỹ (WTI) ở mức 72,26 USD/thùng, tăng 21 cent, tương đương 0,3%. Dầu Brent tăng 0,5% vào thứ Hai, trong khi WTI tăng 0,6%.
Hiroyuki Kikukawa, chủ tịch của NS cho biết: “Giá dầu đang được hỗ trợ bởi nhu cầu xăng dầu của Mỹ tăng theo mùa từ tuần tới, việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ từ tháng này và kế hoạch mua hàng của Mỹ để bổ sung cho Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR)”. Ông cho biết thêm: “Nhưng những lo lắng về các cuộc đàm phán về trần nợ của Mỹ và khả năng tăng thêm lãi suất của Mỹ đã hạn chế mức tăng.
Tuần trước, Bộ Năng lượng Mỹ cho biết họ sẽ mua 3 triệu thùng dầu thô để bổ sung cho SPR giao hàng vào tháng 8/2023.
Việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh bao gồm Nga, được gọi là OPEC+, có hiệu lực trong tháng này cũng được cho là sẽ khiến thị trường dầu mỏ thắt chặt.
Các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết trong một báo cáo hôm thứ Hai rằng dự kiến sẽ thâm hụt nguồn cung dầu từ tháng 6 khi việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ được thực hiện đầy đủ và nhu cầu tăng hơn nữa.
Châu Á sẽ dẫn đầu phần lớn mức tăng trưởng nhu cầu dầu, bổ sung khoảng 2 triệu thùng mỗi ngày (bpd) mức tiêu thụ trong nửa cuối năm nay, Giám đốc điều hành của hãng buôn bán năng lượng và hàng hóa Vitol cho biết hôm thứ Hai.
Dù vậy, giới đầu tư cũng đang tập trung vào các cuộc đàm phán nâng trần nợ của Mỹ, nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới.

Nguồn: VITIC/Reuter