Để làm giảm sức ép nguồn cung dầu vốn đã thắt chặt sau khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh cắt giảm sản lượng, Mỹ đã dừng các biện pháp trừng phạt nhằm vào thành viên của OPEC là Venezuela.
Dầu thô Brent giảm 22 cent, tương đương 0,2%, xuống mức 92,16 USD/thùng. Dầu thô Mỹ giao tháng 11 giảm 62 cent, tương đương 0,7%, xuống 88,75 USD/thùng.
Trong tuần, cả hai hợp đồng đều tăng hơn 1%, mức tăng hàng tuần thứ hai liên tiếp.
Thông tin hỗ trợ giá là dự báo thị trường thắt chặt trong quý 4 sau khi các nhà sản xuất hàng đầu Saudi Arabia và Nga gia hạn cắt giảm nguồn cung đến cuối năm.
Nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS cho biết dự kiến giá Brent sẽ giao dịch trong khoảng từ 90 đến 100 USD/thùng trong các phiên tới.
Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hàng hóa Hoa Kỳ (CFTC) cho biết hôm thứ Sáu rằng các nhà quản lý tiền tệ đã cắt giảm 56.850 hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai dầu thô Mỹ dài hạn xuống còn 183.351 hợp đồng trong tuần tính đến ngày 17 tháng 10.
Trước đó, giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào phiên chiều thứ Sáu (20/10) và đang trên đà tăng tuần thứ hai do lo ngại ngày càng tăng cuộc khủng hoảng ở Trung Đông và làm gián đoạn nguồn cung từ một trong những quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới. Dầu thô Brent tăng 75 cent lên 93,13 USD/thùng. Dầu thô Mỹ ở mức 90,04 USD/thùng, tăng 67 cent.
Giá dầu cũng được hỗ trợ bởi dự báo thâm hụt ngày càng lớn trong quý 4 sau khi các nhà sản xuất hàng đầu Saudi Arabia và Nga gia hạn cắt giảm nguồn cung đến cuối năm và trong bối cảnh tồn kho thấp, đặc biệt tại Mỹ.
Bộ Năng lượng Mỹ cho biết hôm thứ Năm rằng Washington đang tìm cách mua 6 triệu thùng dầu thô để giao cho Cục Dự trữ Dầu khí Chiến lược vào tháng 12 và tháng 1, khi nước này tiếp tục kế hoạch bổ sung vào kho dự trữ khẩn cấp.
Trước đó, giá dầu thế giới tăng gần 2% vào phiên chiều thứ Tư (18/10) khi căng thẳng leo thang ở Trung Đông, làm dấy lên lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung dầu từ khu vực. Dầu thô Brent tăng 1,55 USD, tương đương 1,7%, lên 91,45 USD/thùng. Dầu t hô Mỹ (WTI) tăng 1,66 USD, tương đương 1,9%, ở mức 88,32 USD/thùng.
Cả hai loại dầu đều tăng hơn 2 USD, chạm mức cao nhất trong hai tuần trước đó trong phiên.
Ngoài căng thẳng địa chính trị, các động lực khác cũng đang hỗ trợ giá dầu.
Theo các nguồn tin thị trường trích dẫn số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ hôm thứ Ba, tồn trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh hơn nhiều so với dự kiến là 4,4 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 13 tháng 10, so với dự báo giảm 300.000 thùng.
Về phía cầu, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý 3, dữ liệu chính thức hôm thứ Tư cho thấy, cho thấy một loạt biện pháp chính sách gần đây đang giúp thúc đẩy sự phục hồi kinh tế. Dữ liệu cũng cho thấy sản lượng lọc dầu của Trung Quốc trong tháng 9 đạt mức kỷ lục hàng ngày, tăng 12% so với một năm trước đó, do các nhà máy lọc dầu tăng công suất hoạt động để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ về nhiên liệu vận tải trong kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng.
Tuy nhiên, các nhà phân tích tỏ ra thận trọng với nền kinh tế Trung Quốc khi lĩnh vực bất động sản nước này vẫn đang gặp khó khăn.
Chuyên gia kinh tế Harry Murphy Cruise của Moody's Analytics cho biết: "Dữ liệu tháng 9 có thể đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay. Điều đó cho thấy, nước này sẽ phải nỗ lực để cải thiện mục tiêu này. Quá trình phục hồi kinh tế vẫn còn ở giai đoạn đầu".
Trong khi đó, doanh số bán lẻ của Mỹ tăng hơn dự kiến trong tháng 9, làm dấy lên kỳ vọng về một đợt tăng lãi suất khác của Cục Dự trữ Liên bang vào cuối năm nay. Việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu dầu mỏ.
Trước đó, giá dầu thế giới biến động nhẹ trong phiên chiều ngày 17/10, sau khi giảm 1 USD vào hôm trước. Dầu thô Brent tăng 28 cent ở mức 89,93 USD/thùng, trong khi dầu thô Mỹ (WTI) tăng 12 cent ở mức 86,78 USD/thùng.
Cả hai loại dầu đều tăng trong tuần trước do lo ngại xung đột ở Trung Đông, với giá dầu Brent tăng 7,5%, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ tháng Hai. Tuy nhiên, giá đã giảm trở lại vào thứ hai (16/10).
Trong khi đó, Giám đốc điều hành tập đoàn dầu khí Saudi Aramco của Saudi Arabia cho biết hôm thứ Ba rằng công ty có thể tăng cường sản xuất dầu trong vòng vài tuần nếu cần, vì mức tiêu thụ toàn cầu sẽ tăng lên mức kỷ lục mới vào cuối năm nay.
OPEC+ đã cắt giảm sản lượng kể từ năm ngoái để duy trì sự ổn định thị trường.
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ giảm ngày thứ 8 liên tiếp
Giá khí đốt tự nhiên tương lai của Mỹ giảm khoảng 2% xuống mức thấp mới trong hai tuần vào thứ Sáu, khiến giá giảm ngày thứ tám liên tiếp, do sản lượng kỷ lục, kho dự trữ dồi dào và giá giao ngay thấp.
Giá giảm diễn ra bất chấp dự báo thời tiết sẽ mát hơn theo mùa cho đến đầu tháng 11, điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu sưởi ấm và do lượng khí đốt đến các nhà máy xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tăng lên gần mức kỷ lục.
Giá khí đốt kỳ hạn giao tháng 11 trên Sàn giao dịch hàng hóa New York giảm 5,8 cent, tương đương 2,0%, xuống mức 2,899 USD/mmBTU, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 2 tháng 10.
Trong tuần, giá đã giảm khoảng 10% sau khi giảm khoảng 3% vào tuần trước.
Sản lượng khí đốt trung bình tại 48 tiểu bang của Mỹ tăng lên trung bình 103,6 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) từ đầu tháng 10 đến nay, tăng từ 102,6 bcfd trong tháng 9 và cao kỷ lục 103,1 bcfd trong tháng 7.
Dự báo nhu cầu khí đốt của Mỹ, bao gồm xuất khẩu, sẽ giảm từ 97,6 bcfd trong tuần này xuống 96,9 bcfd vào tuần tới với thời tiết ôn hòa hơn trước khi tăng lên 105,0 bcfd trong hai tuần khi thời tiết chuyển sang lạnh hơn theo mùa.
Mỹ đang trên đà trở thành nhà cung cấp LNG lớn nhất thế giới vào năm 2023, vượt qua Australia và Qatar. Giá toàn cầu cao hơn nhiều đã thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu của Mỹ một phần do sự gián đoạn nguồn cung.

Nguồn: VITIC/Reuter