Tâm lý ưa chuộng rủi ro trên các thị trường tài chính được thúc đẩy bởi kỳ vọng ngày càng tăng về việc các ngân hàng trung ương lớn như Fed và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sắp kết thúc chiến dịch thắt chặt tiền tệ, thúc đẩy triển vọng tăng trưởng toàn cầu và nhu cầu năng lượng.
Giá dầu được hỗ trợ bởi việc cắt giảm nguồn cung từ liên minh OPEC+ được công bố vào đầu tháng này, cả hai loại dầu đã tăng gần 5% trong tuần - tuần tăng thứ năm liên tiếp. Cả hai loại dầu tăng hơn 13% trong tháng 7.
Ngày 28/7 dầu Brent tăng 75 US cent lên 84,99 USD/thùng, trong khi dầu thô Mỹ (WTI) tăng 49 US cent lên 80,58 USD/thùng.
Nhà phân tích Phil Flynn của Price Futures Group cho biết cả hai loại dầu đều giảm tới 1 USD trong thời gian ngắn trước đó trong phiên, do các nhà đầu tư chốt lời sau khi dầu WTI tăng trên 80 USD/thùng.
Dữ liệu mới công bố vào ngày 28/7 cho thấy một số nền kinh tế hàng đầu của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã thể hiện khả năng phục hồi ngoài mong đợi trong quý II/2023, ngay cả khi một loạt chỉ số cho thấy sự suy yếu trong thời gian tới, do hoạt động sản xuất và dịch vụ chậm lại.
Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc đã cam kết đẩy mạnh các biện pháp kích thích để thúc đẩy quá trình phục hồi sau COVID sau khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng với tốc độ chậm trong quý II/2023.
Trong một cuộc phỏng vấn vào thứ Sáu, Giám đốc Exxon Mobil (XOM.N) Darren Woods cho biết ông dự kiến nhu cầu dầu kỷ lục trong năm nay và năm tới.
Về phía nguồn cung, số giàn khoan dầu của Mỹ đã giảm 1 xuống 529 trong tuần này, mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2022, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes (BKR.O) cho biết hôm thứ Sáu.
Các chuyên gia phân tích của ngân hàng Commerzbank cho biết, bằng chứng cho thấy sự khan hiếm đang gia tăng, do dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm và động thái cắt giảm tự nguyện 1 triệu thùng/ngày của Saudi Arabia, đồng thời nhấn mạnh trong tháng này sản lượng dầu của OPEC có thể giảm xuống mức thấp nhất kể từ mùa Thu năm 2021.

Trước đó, giá dầu thế giới tăng vào phiên sáng thứ Năm (27/7) khi các nhà đầu tư tập trung vào thông tin nguồn cung thắt chặt hơn từ các nhà sản xuất dầu hàng đầu, giúp giá phục hồi từ mức giảm trong phiên trước đó do lo ngại rằng việc Mỹ tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu dầu.

Thông tin kích thích kinh tế ở Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, cũng hỗ trợ thị trường. Dầu thô Brent tăng 36 cent, tương đương 0,4%, ở mức 83,28 USD một thùng, trong khi dầu thô Mỹ (WTI tăng lên 79,26 USD, tăng 48 US cent, tương đương 0,6%.
Lãi suất cao hơn làm tăng chi phí vay cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Điều này có thể kéo chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu dầu mỏ. Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng được cho là sẽ tăng lãi suất lần thứ 9 liên tiếp.
ANZ Research cho biết trong một lưu ý rằng mức giảm giá dầu hôm thứ Tư đã được hạn chế do hàng tồn kho tại Cushing, trung tâm lưu trữ dầu thô và điểm giao hàng WTI, vẫn ở gần mức thấp nhất kể từ tháng Năm.
Giá dầu đã tăng trong bốn tuần, được hỗ trợ bởi các dấu hiệu về nguồn cung thắt chặt hơn liên quan đến kế hoạch cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia và Nga. Cùng với đó, cam kết của Chính phủ Trung Quốc nhằm hỗ trợ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng giúp nâng đỡ thị trường.
“Chúng tôi kỳ vọng giá dầu Brent tương lai sẽ tăng lên 85 USD/thùng vào quý IV do việc cắt giảm nguồn cung của OPEC+ và nhu cầu ổn định sẽ làm các kho dự trữ dầu toàn cầu giảm xuống,” Commonwealth Bank of Australia cho biết trong một báo cáo.

Trước đó, giá dầu thế giới giảm vào phiên sáng thứ Tư (26/7), giảm từ mức cao nhất trong ba tháng đạt được vào ngày hôm trước, sau khi dữ liệu ngành cho thấy tồn trữ dầu thô của Mỹ tăng dự kiến, nhưng mức giảm đã được hạn chế trong bối cảnh dấu hiệu nguồn cung toàn cầu thắt chặt hơn và hy vọng khi Trung Quốc kích cầu kinh tế. Dầu thô Brent giảm 32 US cent, tương đương 0,4%, xuống 83,32 USD/thùng. Dầu thô của Mỹ (WTI) ở mức 79,35 USD/thùng, giảm 28 US cent, tương đương 0,4%.

Hiroyuki Kikukawa, chủ tịch NS Trading, một đơn vị của Nissan Securities, cho biết: “Sự gia tăng dự trữ dầu thô của Mỹ vào tuần trước đã thúc đẩy một số hoạt động bán ra”.
Tồn trữ dầu thô của Mỹ tăng khoảng 1,32 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 21 tháng 7, theo các nguồn tin thị trường trích dẫn số liệu của Viện Dầu khí Mỹ hôm thứ Ba. Các nhà phân tích được Reuters thăm dò dự đoán mức giảm 2,3 triệu thùng.
Tồn kho xăng giảm khoảng 1,04 triệu thùng, trong khi tồn kho sản phẩm chưng cất tăng khoảng 1,61 triệu thùng.
Với nguồn cung dầu thô dự kiến sẽ thắt chặt do Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh cắt giảm sản lượng, giá dầu đã tăng bốn tuần liên tiếp.
Xuất khẩu dầu của Saudi Arabia đã giảm gần 40% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm trước, dữ liệu mới nhất của chính phủ công bố hôm thứ Ba cho thấy.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo ở Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu mỏ số 2 thế giới, cam kết tăng cường hỗ trợ chính sách kinh tế.
Hôm thứ Ba (25/7), Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã tăng nhẹ ước tính tăng trưởng toàn cầu năm 2023 dựa trên hoạt động kinh tế ổn định trong quý đầu tiên, nhưng cảnh báo rằng những thách thức dai dẳng đang làm giảm triển vọng trung hạn.
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ giảm
Giá khí đốt tự nhiên kỳ hạn của Mỹ (LNG) giảm khoảng 1% vào thứ Hai (31/7) do sản lượng tăng lên mức cao kỷ lục, dự báo thời tiết ít nóng hơn so với dự kiến trước đó trong hai tuần tới.
Giá LNG giao tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa New York giảm 1,7 cent, tương đương 0,6%, xuống 2,621 USD/mmBTU.
Refinitiv cho biết sản lượng khí đốt trung bình ở 48 tiểu bang đã tăng lên 101,6 bcfd cho đến nay trong tháng 7, tăng từ 101,0 bcfd trong tháng 6 nhưng giảm so với mức kỷ lục hàng tháng là 101,8 bcfd trong tháng 5.
Refinitiv dự báo nhu cầu khí đốt của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ tăng từ 106,9 bcfd trong tuần này lên 107,4 bcfd vào tuần tới.
Lưu lượng khí đốt đến 7 nhà máy xuất khẩu LNG lớn của Mỹ đã tăng lên mức trung bình 12,7 bcfd cho đến nay trong tháng 7, tăng từ 11,6 bcfd trong tháng 6.
 

Nguồn: VITIC/Reuters