Ngay cả khi nhu cầu trên toàn thế giới tăng lên, hoạt động kinh tế phục hồi từ mức thấp của đại dịch, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nhà sản xuất đồng minh (OPEC +) trong tuần này cho biết họ sẽ vẫn giữ nguyên mức tăng dần sản lượng.
Nhìn chung, đà tăng trong tuần đã được thúc đẩy bởi giá khí đốt tăng cao khuyến khích chuyển sang sử dụng dầu để sản xuất điện và một số ngành công nghiệp, cùng với quyết định của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh OPEC+ dự kiến chỉ bổ sung thêm 400.000 thùng mỗi ngày trong nguồn cung vào tháng 11.
OPEC+ đã cắt giảm sản lượng khai thác kỷ lục khoảng 10 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 4/2020, tương đương khoảng 10% sản lượng toàn cầu, sau khi các hạn chế trên thế giới để hạn chế lây lan dịch COVID-19 đã làm giảm nhu cầu dầu mỏ và tác động đến giá nhiên liệu.
Các nhà phân tích cho biết giá khí đốt tăng vọt và mức độ chuyển đổi nhiên liệu từ khí đốt sang dầu sẽ là yếu tố chính cần theo dõi lúc này.
Nhà phân tích hàng hóa của ANZ cho biết: “Việc tăng tốc chuyển đổi từ khí đốt sang dầu có thể thúc đẩy nhu cầu dầu thô được sử dụng vào mùa đông bắc bán cầu sắp tới này”.
Dầu thô Brent giao sau tăng 44 US cent, tương đương 0,5% lên 82,39 USD/thùng.
Dầu thô Mỹ (WTI) tăng 1,05 USD, 1,3%, lên 79,35 USD. Đó là mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 31 tháng 10 năm 2014.
Giá xăng giao sau của Mỹ cũng đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2014 vào thứ Sáu.
Khi thị trường năng lượng thắt chặt do nhu cầu nhiên liệu tăng, nhiều người lo ngại rằng một mùa đông lạnh giá có thể làm căng thẳng thêm nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên. Trung Quốc đã ra lệnh cho các công nhân khai thác ở Nội Mông tăng cường sản xuất than để giảm bớt tình trạng khủng hoảng năng lượng của nước này.
"Khi giá năng lượng khác như khí đốt tự nhiên và than đá tiếp tục đẩy cao hơn, rủi ro tăng giá đối với thị trường dầu mỏ đã bắt đầu hình thành", Christopher Kuplent của Bank of America cho biết.
Việc tăng giá đã được thúc đẩy bởi giá khí đốt châu Âu tăng cao, điều này đã khuyến khích việc chuyển sang sử dụng dầu để sản xuất điện.
Một nhà phân tích hàng hóa của ANZ cho biết: “Việc tăng tốc chuyển đổi từ khí sang dầu có thể thúc đẩy nhu cầu dầu thô được sử dụng để sản xuất điện vào mùa đông bắc bán cầu sắp tới”.
ANZ đã tăng dự báo nhu cầu dầu thô quý 4 năm 2021 thêm 450.000 thùng/ngày.

Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm 2%

Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại Mỹ giảm 2%, xuống mức thấp nhất một tuần vào thứ Sáu (8/9) do giá khí toàn cầu giảm và dự báo thời tiết ôn hòa nhu cầu điều hòa ở mức thấp cho đến cuối tháng 10.

Trong vài tuần qua, lo ngại rằng châu Âu sẽ không có đủ khí đốt dự trữ cho mùa sưởi ấm mùa đông và nhu cầu cao về nhiên liệu ở châu Á đã thúc đẩy giá toàn cầu lên mức cao kỷ lục. Giá của Mỹ đạt mức cao nhất kể từ năm 2008 trong tuần này - do nhu cầu cao tại châu Âu và châu Á sẽ khiến nhu cầu xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ tăng mạnh.

Tuy nhiên, giá toàn cầu đã giảm vào cuối tuần này sau khi Nga cho biết họ sẽ cung cấp nhiều khí đốt hơn cho châu Âu. Giá LNG tại Mỹ giảm do niềm tin ngày càng tăng trên thị trường rằng Mỹ sẽ có đủ khí đốt cho mùa đông sau bốn tuần xây dựng kho dự trữ lớn.

Hơn nữa, với việc sản xuất khí LNG của Mỹ tăng và nhu cầu sưởi ấm dự kiến vẫn ở mức thấp, các thương nhân lưu ý rằng các công ty tiện ích của Mỹ sẽ có thể tiếp tục bổ sung nhiều khí đốt vào kho hơn bình thường trong nhiều tuần tới.

Hợp đồng khí LNG giao sau giảm 11,2 cent, tương đương 2,0% xuống mức 5,565 USD/mmBtu, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 29/9.

Sau một tuần giao dịch cực kỳ biến động, giá LNG đã giảm khoảng 0,5% trong tuần này sau khi tăng gần 40% trong sáu tuần trước đó.

Nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv cho biết sản lượng khí đốt ở 48 tiểu bang của Mỹ đã tăng lên mức trung bình 92,0 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) trong tháng 10 từ mức 91,1 bcfd vào tháng 9. Con số đó so với kỷ lục hàng tháng là 95,4 bcfd vào tháng 11 năm 2019.

Refinitiv dự báo nhu cầu khí LNG trung bình của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ giảm từ 86,1 bcfd trong tuần này xuống 84,8 bcfd tiếp theo khi thời tiết chuyển biến dịu hơn trước khi tăng lên 85,1 bcfd trong hai tuần khi nhu cầu tăng.

Refinitiv cho biết lượng khí đốt đến các nhà máy xuất khẩu LNG của Mỹ đã giảm từ mức trung bình 10,4 bcfd trong tháng 9 xuống 10,0 bcfd cho đến nay vào tháng 10.

 

Nguồn: VITIC/Reuters