Dầu thô Brent tăng 13 cent, tương đương 0,2%, ở mức 85,12 USD/thùng. Dầu thô Mỹ đóng cửa tăng 9 cent, tương đương 0,1%, cao hơn ở mức 80,70 USD.
Cả hai loại dầu đã tăng hơn 6% trong tuần này sau khi OPEC+, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga, gây bất ngờ cho thị trường vào Chủ nhật với cam kết cắt giảm sản lượng.
Giá đã nhận được hỗ trợ từ mức giảm mạnh hơn dự kiến và mức giảm hàng tuần thứ hai liên tiếp trong kho dự trữ dầu thô của Mỹ vào tuần trước. Tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất cũng giảm, cho thấy nhu cầu tăng.
Các công ty năng lượng của Mỹ trong tuần này cũng cắt giảm số lượng giàn khoan dầu trong tuần thứ hai liên tiếp. Dữ liệu của Baker Hughes cho thấy số lượng giàn khoan, một chỉ báo sớm về sản lượng trong tương lai, đã giảm 2 giàn xuống còn 590 giàn trong tuần này.
Tuy nhiên, thông tin hạn chế mức tăng giá dầu, dữ liệu thị trường lao động của Mỹ chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế đang chậm lại và cũng có sự tăng trưởng chậm hơn dự kiến trong lĩnh vực dịch vụ của Mỹ.
Stephen Brennock của nhà môi giới dầu mỏ PVM cho biết: “Đà tăng giá của thị trường dầu mỏ có thể đã tạm dừng, nhưng tiềm năng tăng giá vẫn còn trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt”.
Trong phiên chiều thứ Năm (6/4), do dữ liệu kinh tế yếu của Mỹ làm gia tăng lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu và nhu cầu giảm, nhưng giá dầu đang hướng tới mức tăng hàng tuần sau khi OPEC+ tuyên bố cắt giảm thêm sản lượng và tồn trữ dầu của Mỹ giảm. Dầu thô Brent giảm 41 cent, tương đương 0,5%, xuống 84,58 USD/thùng. Dầu thô Mỹ giảm 45 cent, tương đương 0,6%, xuống 80,16 USD/thùng.
ANZ Research cho biết trong một lưu ý: "Sự phục hồi của giá dầu thô đã tạm dừng khi tác động từ những thông tin dữ liệu kinh tế yếu.
Lĩnh vực dịch vụ của Mỹ đã chậm lại nhiều hơn dự kiến vào tháng 3 do nhu cầu giảm.
Ngân hàng trung ương của New Zealand đã tăng lãi suất nhiều hơn dự kiến vào thứ Tư và Ấn Độ có thể sẽ là quốc gia tiếp theo tăng lãi suất cơ bản.
Trong khi đó, cơ hội việc làm của Mỹ trong tháng 2/2023 giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm, cho thấy thị trường lao động đang hạ nhiệt. Hàng loạt dữ liệu kinh tế yếu đã làm giảm tâm lý thị trường, làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế và khiến các nhà đầu tư áp dụng các chiến lược tránh rủi ro.
Chỉ số đồng USD tăng mạnh vào thứ Năm, phục hồi từ mức thấp nhất trong hai tháng gần đây. Đồng bạc xanh mạnh hơn có thể làm giảm nhu cầu dầu mỏ vì dầu thô trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Saudi Arabia vừa nâng giá bán chính thức (OSP) của các lô hàng giao tháng 5/2023 cho khách hàng châu Á thêm 30 cents – 50 cents/thùng tuỳ loại dầu thô. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp Saudi Arabia nâng giá bán dầu thô đối với khu vực châu Á. Tập đoàn tài chính ANZ (Australia) nhận định động thái trên của Saudi Arabia cho thấy nhu cầu sử dụng dầu thô của khu vực châu Á đang và sẽ tăng lên trong thời gian tới. Saudi Arabia hiện là quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
Tồn trữ dầu thô của Mỹ giảm 3,7 triệu thùng trong tuần trước, nhiều hơn khoảng 1,5 triệu thùng so với dự báo, dữ liệu của chính phủ cho thấy.
Tồn trữ xăng và sản phẩm chưng cất cũng giảm nhiều hơn dự kiến, lần lượt giảm 4,1 triệu thùng và 3,6 triệu thùng.
Trước đó trong phiên sáng phiên sáng thứ ba (4/4), giá dầu thế giới cũng biến động nhẹ sau khi OPEC+ có kế hoạch cắt giảm sản lượng nhiều hơn đã gây tác động thị trường vào ngày hôm trước đó.
Dầu thô Brent giảm 2 cent xuống 84,91 USD/thùng. Dầu thô (WTI) được giao dịch ở mức 80,47 USD/thùng, tăng 5 cent.
Cả hai loại dầu đã tăng hơn 6% vào thứ Hai (3/4) sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất lớn OPEC thông báo về kế hoạch giảm mục tiêu sản lượng thêm 1,16 triệu thùng mỗi ngày ( bpd).
Các cam kết mới nhất nâng tổng khối lượng cắt giảm của OPEC+ lên 3,66 triệu thùng/ngày bao gồm cả việc cắt giảm 2 triệu thùng vào tháng 10 năm ngoái, theo tính toán của Reuters - tương đương khoảng 3,7% nhu cầu toàn cầu.
Hiroyuki Kikukawa, chủ tịch của NS Trading, một đơn vị của Nissan Securities, cho biết: “Việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ đã giảm bớt và sự chú ý của thị trường đã chuyển sang triển vọng nhu cầu trong tương lai”.
Ông cho biết: “Trong ngắn hạn, nhu cầu dự kiến sẽ tăng trong mùa lái xe mùa hè, nhưng giá dầu cao hơn có thể làm gia tăng áp lực lạm phát và kéo dài thời gian tăng lãi suất ở nhiều quốc gia, điều này có thể làm giảm nhu cầu”. Kikukawa lưu ý rằng tác động cũng có thể làm dấy lên mối lo ngại về ngành tài chính toàn cầu.
Việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ đã khiến hầu hết các nhà phân tích nâng dự báo giá dầu Brent lên khoảng 100 USD/thùng vào cuối năm nay. Goldman Sachs đã nâng dự báo giá dầu Brent lên 95 USD/thùng vào cuối năm nay và lên 100 USD vào năm 2024.
Tuy nhiên, tin tức này làm tăng thêm lo lắng của nhà đầu tư về chi phí cao hơn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, làm dấy lên lo ngại rằng một cú sốc lạm phát đối với nền kinh tế thế giới do giá dầu tăng sẽ dẫn đến việc tăng lãi suất nhiều hơn.
Những người theo dõi thị trường đang cố gắng đánh giá Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể cần tiếp tục tăng lãi suất trong bao lâu để hạ nhiệt lạm phát và liệu nền kinh tế Mỹ có thể sắp suy thoái hay không.
Hoạt động sản xuất của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần ba năm vào tháng 3 và có thể giảm hơn nữa do tín dụng thắt chặt hơn.
Trước đó giá dầu thế giới tăng vào phiên sáng thứ Tư (5/4), được thúc đẩy thông tin tồn trữ dầu thô của Mỹ giảm, cũng như mục tiêu cắt giảm sản lượng mới nhất do OPEC+ đưa ra. Dầu thô Brent tăng 45 cent, tương đương 0,5%, lên 85,39 USD/thùng. Dầu thô Mỹ tăng 40 cent, tương đương 0,5%, lên 81,11 USD/thùng.
Giá tăng diễn ra khi một báo cáo ngành cho thấy tồn trữ dầu thô của Mỹ giảm khoảng 4,3 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 31 tháng 3.
Thông tin tác động tới giá là mục tiêu giảm nguồn cung mới nhất do Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất lớn OPEC+ đặt ra.
Kế hoạch của OPEC+ sẽ nâng tổng khối lượng cắt giảm của nhóm lên 3,66 triệu thùng mỗi ngày (bpd), bao gồm mức cắt giảm 2 triệu thùng/ngày vào tháng 10 năm ngoái, tương đương khoảng 3,7% nhu cầu toàn cầu. Tại châu Á, dữ liệu cho thấy lĩnh vực dịch vụ của Nhật Bản đã tăng trưởng trong tháng 3 với tốc độ nhanh nhất trong hơn 9 năm.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất yếu ở Mỹ và Trung Quốc - hai nước tiêu thụ dầu lớn nhất - đã khiến giá dầu không thể tăng thêm, bất chấp triển vọng nguồn cung thắt chặt hơn sau khi OPEC+ cắt giảm.