Giá than nhiệt Indonesia cấp thấp theo đánh giá của cơ quan báo cáo giá hàng hóa Argus, đã tăng lên mức cao nhất trong 10 năm là 53,64 USD/tấn trong tuần đến ngày 7 tháng 5. Loại than này hiện đã tăng 137% kể từ mức thấp nhất năm 2020 là 22,63 USD/tấn vào tháng 9, điều này phản ánh nhu cầu phục hồi khi các nền kinh tế châu Á bắt đầu mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19.
Theo Argus, than của Nga với nhiệt lượng 5.500 kcal/kg đã chào bán vào tuần trước ở mức khoảng 115 USD/tấn cho đợt giao hàng tháng 6 tới miền Nam Trung Quốc, tăng từ 110 USD vào tuần trước.
Ngược lại, các nguồn cung cấp của Australia với cùng nhiệt lượng tại cảng Newcastle với giá 55,22 USD/tấn, theo Argus.
Than Australia đang được bán với giá gần bằng một nửa so với giá than tương tự của Nga xuất sang Trung Quốc.
Không chỉ than nhập khẩu đắt hơn mà giá than trong nước ở Trung Quốc cũng tăng theo.
Than nhiệt tại cảng phía bắc Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong 4 tháng là 893 NDT/tấn (139,31 USD/tấn vào thứ Hai (10/5), và tăng 91% kể từ mức thấp nhất năm 2020 là 467 NDT/tấn vào tháng 5 năm ngoái.
Theo dữ liệu hải quan, nhập khẩu than của Trung Quốc trong tháng 4 là 21,73 triệu tấn, giảm 20,5% so với mức 27,33 triệu của tháng 3 và thấp hơn 29,8% so với mức của tháng 4 năm ngoái.
Trong 4 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 90,13 triệu tấn than, giảm 28,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các thương nhân Trung Quốc đã cố gắng thay thế hàng hóa bị thiếu hụt của Australia bằng nguồn hàng từ Indonesia và Nga nhưng chi phí cao hơn.
Argus cũng cho biết rằng than nhiệt tại cảng phía Nam Quảng Châu đạt trên 1.000 NDT/tấn vào tuần trước trong bối cảnh lo ngại về sự sẵn có của nguồn cung và mức tồn kho thấp.
Tình trạng thiếu than có thể trở thành một vấn đề đối với Trung Quốc trong những tháng tới khi nhu cầu điện năng cho điều hòa không khí tăng cao cùng với mùa hè miền Bắc.
Mặc dù Bắc Kinh có thể chuẩn bị trả giá than cao hơn để tiếp tục bày tỏ sự không hài lòng với Canberra (thủ đô của Australia), nhưng rõ ràng là chi phí đang tăng lên, một xu hướng tăng giá có thể sẽ tiếp tục theo diễn biến thị trường hiện tại.
Tranh chấp chính trị giữa Trung Quốc và Australia đã dẫn đến nhiều lệnh cấm không chính thức và các hành động thuế quan đối với hàng hóa và sản phẩm của Australia, bao gồm lúa mạch, quặng đồng, rượu vang, tôm hùm và một số sản phẩm thịt.
Cho đến nay, mặt hàng bị ảnh hưởng lớn nhất là than đá, trong đó hàng hóa của Úc đã bị loại khỏi thị trường một trong những thị trường lớn nhất của họ trong gần một năm.
Australia là nước xuất khẩu than cốc lớn nhất thế giới được sử dụng để sản xuất thép và đứng thứ hai sau Indonesia về than nhiệt điện để sản xuất điện. Trung Quốc là nhà nhập khẩu, khai thác và tiêu thụ than lớn nhất thế giới.
Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào quặng sắt của Australia, chiếm khoảng 70% lượng hàng nhập khẩu của Trung Quốc, và bất kỳ sự gián đoạn nào đối với hoạt động thương mại này có thể sẽ tác động nhanh chóng và nghiêm trọng đến lĩnh vực thép quan trọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Nguồn: VITIC/Reuters