Việc đóng cửa sau khi phong tỏa các cảng dầu lớn ở miền đông, có thể khiến sản xuất của toàn quốc gia hầu như bị dừng hoạt động, khi các lãnh đạo quốc tế họp hội nghị thượng đỉnh về Libya tại Berlin.
Một phát ngôn viên của NOC cho biết nếu xuất khẩu tiếp tục bị phong tỏa, các bể chứa sẽ đầy dầu trong vài ngày và sản lượng sẽ bị giới hạn khoảng 72.000 thùng/ngày từ các mỏ ngoài khơi và mỏ Wafa ở miền tây.
Libya đang sản xuất khoảng 1,2 triệu thùng dầu mỗi ngày trong những tháng gần đây, và gần như tất cả mỏ dầu nằm ở khu vực do Quân đội Quốc gia Libya (LNA) của Haftar kiểm soát.
NOC cho biết lính của LNA đã đóng cửa đường ống dẫn dầu tới thành phố Zawiya miền tây, buộc tập đoàn này hạn chế sản xuất dầu tại mỏ Sharara và El Feel.
El Sharara, được NOC điều hành liên doanh với Repsol của Tây Ban Nha, Total của Pháp, OMV của Australia và Equinor của Na Uy đã sản xuất khoảng 300.000 thùng dầu mỗi ngày. El Feel được NOC và Eni của Italy điều hành sản xuất khoảng 70.000 thùng/ngày.
LNA của Haftar đã tiến hành một cuộc tấn công để từ tháng 4/2019 để chiếm thủ đô Tripoli. LNA là một trong 2 phe phái chính mà các cường quốc quốc tế muốn đồng ý thỏa thuận ngừng bắn tại Berlin.
Trước hội nghị thượng đỉnh, các cảng dầu và mỏ dầu tại miền đông Libya bị đóng cửa, việc đóng cửa mà NOC cho biết đã được LNA đặt hàng trực tiếp và dẫn tới tổn thất 800.000 thùng/ngày.
Động thái này được xem như áp lực binh pháp trước hội nghị thượng đỉnh, mặc dù LNA đã tìm cách mô tả nó như kết quả áp lực của nhân dân.
Tổ chức miền nam Libya, Fezzan Anger trước đó cho biết họ đang chuẩn bị đóng cửa mỏ El Sharara và El Feel để thúc ép về kinh tế và yêu cầu an ninh.
Các tổ chức miền đông liên kết với LNA từ lâu đã cố gắng kiểm soát xuất khẩu dầu và doanh thu được chuyển qua ngân hàng trung ương và chính phủ được quốc tế công nhận tại Tripoli.
NOC trụ sở tại Tripoli, cho biết họ trung lập và thỏa thuận với tất cả các bên trong xung đột của Libya, đã cảnh báo rằng bất kỳ đợt đóng cửa nào có thể có ảnh hưởng lâu dài.
Mustafa Sanalla chủ tịch của NOC cho biết “lĩnh vực dầu và khí là huyết mạch kinh tế của Libya và là nguồn thu nhập duy nhất của người dân Libya”.
Các cường quốc quốc tế đã đồng ý tại Berlin tăng cường cấm vận vũ khí với Libya và hỗ trợ một lệnh ngừng bắn, nhưng cuộc họp lại đã bị lu mờ bởi cuộc phong tỏa này.