Fatih Birol, giám đốc điều hành IEA đã đưa ra nhận định trên  tại Hội nghị năng lượng kéo dài 2 ngày ở New Delhi “giá được xác định bởi các thị trường... Nếu chúng ta thấy thị trường hiện nay chúng ta thấy rằng nhu cầu đang chậm lại đáng kể”.
IEA điều chỉnh dự báo tăng trưởng nhu dầu dầu toàn cầu năm 2019 giảm xuống 1,1 triệu thùng/ngày và có thể cắt giảm lần nữa nếu kinh tế toàn cầu đặc biệt Trung Quốc tiếp tục suy yếu.
Năm ngoái, IEA dự đoán rằng nhu cầu dầu năm 2019 sẽ tăng 1,5 triệu thùng/ngày. Nhưng trong tháng 6/2019 họ cắt giảm dự báo tăng trưởng xuống 1,2 triệu thùng.
Ông Birol cho biết “khối lượng dầu đáng kể đến từ Mỹ, khoảng 1,8 triệu thùng/ngày cộng với dầu từ Iran, Brazil và Libya”. Ông nói, trong hoàn cảnh bình thường, ông không dự kiến giá dầu thô tăng mạnh. Nhưng Birol cảnh báo căng thẳng chính trị nghiêm trọng vẫn có thể tác động tới thị trường.
Giá dầu thô đã tăng gần 2% trong ngày 20/7/2019 sau khi tàu hải quân của Mỹ tiêu diệt một máy bay không người lái của Iran ở eo biển Hormuz. Liên quan tới Ấn Độ, ông Birol bảy tỏ quốc gia này có thể giảm nhập khẩu, trong bối cảnh nhu cầu dầu đang tăng trong nước, bằng cách tăng cường sản xuất dầu và khí trong nước.
Thủ tướng Narendra Modi đã thiết lập một mục tiêu trong năm 2015 giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu xuống 2/3 lượng tiêu thụ vào năm 2022, và một nửa vào năm 2030. Nhưng nhu cầu và sản lượng trong nước đang tăng đã thúc đẩy nhập khẩu lên 84% tổng nhu cầu trong 5 năm qua.
Trong khi đó, IEA không mong đợi sự thúc đẩy phương tiện thân thiện với môi trường có thể làm giàm đáng kể nhu cầu dầu, do động lực chính của nhu cầu dầu thô toàn cầu là hóa dầu chứ không phải ô tô. Ông cho biết ảnh hưởng của việc thúc đẩy xe điện từ chính phủ Ấn Độ sẽ không được cảm nhận ngay.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet