Báo cáo của IEA được công bố ngay sau khi các nhà đàm phán từ hơn 190 quốc gia nhóm họp ở Madrid trong 2 tuần trước để cố gắng đưa ra các quy tắc đáp ứng với Thỏa thuận Khí hậu Paris năm 2015, yêu cầu phải kết thúc điện than vào năm 2050.
Báo cáo này cho biết “bất chấp tăng trưởng các nhiên liệu carbon thấp trong những thập kỷ gần đây, thực tế than vẫn là một nhiên liệu chính trong các thị trường năng lượng toàn cầu ... thế giới tiêu thụ hơn 65% than hiện nay so với trong năm 2000”.
Nhu cầu than thế giới dự kiến tăng trưởng ở tốc độ hàng năm 0,5%, đạt 5.624 triệu tấn tương đương than (Mtce) vào năm 2024.
Tiêu thụ than sụt giảm tại Châu Âu và Mỹ do kế hoạch loại bỏ điện than tại Châu Âu và sự gia tăng sử dụng khí đốt tại Mỹ sẽ được bù bởi tăng trưởng tại một số nền kinh tế phát triển nhanh.
Sự gia tăng dự đoán ở Ấn Độ, với nhu cầu tăng 4,2% một năm thành 748 Mtce trong năm 2024 từ 585 Mtce trong năm 2018, do sản lượng điện than tăng.
Tiêu thụ than tại Trung Quốc dự đoán tăng nhẹ trong vài năm tới và ổn định vào năm 2022.
Chính xác nhu cầu của Trung Quốc tiến triển như thế nào sẽ phụ thuộc phần lớn vào những gì được đưa ra trong kế hoạch 5 năm của quốc gia này từ năm 2021 tới 2025, theo Keisuke Sadamori, giám đốc An ninh và Thị trường Năng lượng tại IEA.
Các báo cáo của IEA định hình dự đoán của các chính phủ, công ty và các nhà đầu tư về triển vọng nhu cầu than, dầu và khí đốt. Nhưng cơ quan này đã bị chỉ trích từ các tổ chức xanh và một số tổ chức tài chính vì xem nhẹ tốc có thể chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo trên thế giới.
 

Nguồn: VITIC/Reuters