Ngân hàng này cho biết “chúng tôi dự kiến nhu cầu phục hồi lên khoảng 97 triệu thùng/ngày trong quý 4/2020 do các nền kinh tế thoát khỏi phong tỏa - một cải thiện đáng kể mặc dù vẫn giảm 4 triệu thùng/ngày so với năm trước”.
Nguồn cung tiếp tục sụt giảm tới cuối năm với cả tổ chức OPEC và ngoài OPEC, điều đó sẽ dẫn tới thị trường dầu mỏ thiếu cung cấp 4 tới 6 triệu thùng/ngày trong quý 4/2020 và quý 1/2021.
Các nhà sản xuất OPEC+ (gồm OPEC và các nhà sản xuất khác gồm cả Nga) tháng trước đã đồng ý cắt giảm sản lượng tổng cộng gần 10 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và tháng 6/2020 để hỗ trợ giá tại thời điểm đại dịch làm giảm nhu cầu nhiên liệu.
Tuy nhiên, ngân hàng này cho biết việc tái cân bằng ngần đây chủ yếu do nguồn cung hơn là nhu cầu, với giá dầu thô tăng gây sức ép về lợi nhuận cho nhà máy lọc dầu thậm chí tồn kho sản phẩm dầu tăng nhanh hơn tồn kho dầu thô.
Ngân hàng này cũng nâng dự báo giá dầu thô Brent trong quý 3 lên 35 USD/thùng từ 30 USD và quý 4/2020 lên 40 USD/thùng từ 35 USD, nhưng vẫn duy trì dự báo trong dài hạn đối với dầu Brent ở mức 45 USD/thùng. Giá dầu tăng trong phiên 26/5 được hỗ trợ bởi những dấu hiệu các nhà sản xuất tuân theo cam kết giảm sản lượng và do nhu cầu nhiên liệu phục hồi khi việc hạn chế phong tỏa được nới lỏng.
 

Nguồn: VITIC/Reuters