Giá dầu Brent chạm mức cao nhất trong 3 năm, đạt 86,70 USD vào ngày 25/10. Tuy nhiên, các ca lây nhiễm biến thể Omicron ở châu Âu, châu Á và Mỹ tăng mạnh khiến nhà đầu tư lo ngại rằng những biện pháp phong tỏa mới có thể làm giảm nhu cầu nhiên liệu, phản ứng của thị trường đã tác động tới giá dầu giảm xuống dưới 70 USD/thùng vào đầu tháng 12/2021. Sau đó giá dầu đã hồi phục trở lại do lo ngại nguồn cung thắt chặt và sự suy giảm mạnh hơn dự kiến lượng tồn trữ dầu thô của Mỹ.
Trong tháng 12/2021, giá dầu Brent, dầu WTI và xăng RON 92 tại thị trường Singapore tăng khoảng 12%. Tính từ đầu năm đến nay giá xăng dầu đã tăng khoảng hơn 50%.
Theo số liệu sơ bộ của OPEC, nguồn cung dầu mỏ toàn cầu trong tháng 11/2021 tăng 0,88 triệu thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 98,28 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu thô của 13 quốc gia OPEC trong tháng 11/2021 tăng 0,29 triệu thùng/ngày so với tháng trước đó, đạt trung bình 27,72 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô tăng chủ yếu tại Saudi Arabia, Iraq và Nigeria.
Nguồn cung của khu vực ngoài OPEC
Sản lượng dầu mỏ của khu vực ngoài OPEC trong năm 2021 (gồm NGL của OPEC) tăng 0,7 triệu/ngày, đạt trung bình 63,7 triệu thùng/ngày. Sản lượng điều chỉnh tăng nhẹ đối với nguồn cung từ Mỹ, Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mỹ: Theo số liệu từ Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), các kho tồn trữ dầu thô giảm 4,7 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 17 tháng 12.
Sản lượng dầu thô của Mỹ năm 2021 dự báo giảm 0,07 triệu thùng/ngày so với năm 2020, đạt mức trung bình 11,21 triệu thùng/ngày. Sản lượng khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ dự báo năm 2021 sẽ tăng 30 nghìn thùng/ngày lên mức trung bình 5,44 triệu thùng/ngày.
Lượng dầu thô trên đất liền dự kiến giảm 0,14 triệu thùng/ngày xuống trung bình 2,24 triệu thùng/ngày. Đến năm 2022, sản lượng của các công ty dầu đá phiến Mỹ dự báo tăng khoảng 500.000 - 1,3 triệu thùng/ngày.
Nga: Sản lượng dầu mỏ của Nga trong tháng 11/2021 tăng 0,05 triệu thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 11,18 triệu thùng/ngày, tăng 0,87 triệu thùng/ngày so với tháng 11/2020. Dự báo năm 2021 đạt trung bình 10,79 triệu thùng/ngày, tăng 0,20 triệu thùng/ngày so với năm 2020. Trong năm 2022, sản lượng dầu mỏ dự báo sẽ tăng 0,98 triệu thùng/ngày, đạt mức trung bình 11,78 triệu thùng/ngày.
Na Uy: Sản lượng dầu thô của Na Uy trong tháng 10/2021 tăng 36 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt 1,82 triệu thùng/ngày. Sản lượng NGL và khí ngưng tụ giảm 7 nghìn thùng/ngày trong tháng 10/2021 so với tháng liền trước, đạt 0,25 triệu thùng/ngày. Dự kiến năm 2021, sản lượng dầu mỏ đạt trung bình đạt 2,05 triệu thùng/ngày, tăng 0,05 triệu thùng/ngày so với năm 2020.
Trong năm 2022, sản lượng dẩu mỏ dự báo sẽ tăng 0,12 triệu thùng/ngày đạt trung bình 2,17 triệu thùng/ngày, dự báo tăng trưởng từ việc khởi động các dự án nước ngoài mới như Nova, Hod, Njord Future, Bauge và Fenja-giai đoạn 1. Johan Sverdrup giai đoạn 2 dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2022.
Brazil: Sản lượng dầu thô của Brazil trong tháng 10/2021 giảm 0,22 triệu thùng/ngày, đạt trung bình 2,78 triệu thùng/ngày. Việc bảo trì đã ảnh hưởng đến sản lượng dầu thô trong năm nay và dự kiến sẽ tiếp tục cho đến cuối năm.
Tổng sản lượng nhiên liệu lỏng của Brazil gồm cả nhiên liệu sinh học trong tháng 10/2021 giảm xuống 3,48 triệu thùng/ngày. Năm 2021 sản lượng nhiên liệu lỏng dự báo đạt 3,64 triệu thùng/ngày, giảm 0,03 triệu thùng/ngày so với năm 2020.
Trong năm 2022, dự báo nguồn cung nhiên liệu của Brazil tăng 0,19 triệu thùng/ngày đạt trung bình 3,84 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô dự kiến sẽ tăng thông qua hai dự án khởi động mới.
Trung Quốc: Sản lượng dầu mỏ của Trung Quốc trong tháng 10/2021 giảm 0,08 triệu thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 4,28 triệu thùng/ngày, tăng 0,13 triệu thùng/ngày so với tháng 10/2020. Sản lượng dầu thô trung bình từ tháng 1-10/2021 đạt 4,0 triệu thùng/ngày, tăng 105 nghìn thùng/ngày so với cùng kỳ năm 2020.
Các công ty Trung Quốc tăng đầu tư theo chiến lược đã hoạch định để nâng sản lượng dầu trong nước. Năm 2020 Trung Quốc là một trong số ít quốc gia cho thấy nguồn cung dầu tăng 0,07 triệu thùng/ngày so với năm 2019, bất chấp đại dịch Covid-19. Trong năm 2021, sản lượng dầu mỏ tăng 0,16 triệu thùng/ngày so với năm 2020, đạt 4,32 triệu thùng/ngày. Trong năm 2022, dự báo sản lượng dầu mỏ đạt 4,37 triệu thùng/ngày, tăng 0,04 triệu thùng/ngày so với năm 2021.
Canada: Sản lượng dầu mỏ của Canada trong tháng 10/2021 tăng 375 nghìn thùng/ngày so với tháng liền trước, đạt trung bình 5,77 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu thô tổng hợp trong tháng 10/2021 đạt 1,32 triệu thùng/ngày. Sản lượng nhựa đường đạt 1,99 triệu thùng/ngày vào tháng 10/2021. Sản lượng dầu thô truyền thống tăng 80 nghìn thùng, đạt 1,25 triệu thùng/ngày. Sản lượng NGL đạt 1,17 triệu thùng/ngày trong tháng 10/2021.
Nguồn cung dầu của Canada trong năm 2021 dự báo sẽ tăng 0,35 triệu thùng/ngày so với năm 2020, đạt trung bình 5,51 triệu thùng/ngày. Trong năm 2022 nguồn cung dầu dự báo sẽ tăng chậm hơn, tăng 0,18 triệu thùng/ngày lên mức trung bình 5,70 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu mỏ khu vực ngoài OPEC năm 2021 dự báo tăng khoảng 0,66 triệu thùng/ngày, đạt trung bình 63,6 triệu thùng/ngày. Những nước đóng góp vào tăng trưởng nguồn cung trong năm 2021 là Canada, Russia, China, Na Uy và Brazil.
Trung Quốc: Nhu cầu dầu của Trung Quốc trong tháng 10/2021 tăng 0,7 triệu thùng/ngày so với mức tăng 0,1 triệu thùng/ngày trong tháng trước đó. Nhu cầu dầu vẫn bị ảnh hưởng bởi việc áp dụng các biện pháp hạn chế do Covid-19 và kinh tế tăng trưởng chậm.
Nhu cầu nhiên liệu máy bay bị ảnh hưởng bởi việc giảm các chuyến bay nội địa và quốc tế do lây lan biến chủng Covid mới. Theo Cục thống kê và phân tích quốc gia Trung Quốc, doanh thu trong ngành hàng không dân dụng vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước, giảm 22,6% trong tháng 10/2021.
Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã nhập 10,47 triệu thùng/ngày dầu trong tháng 11, tăng so tháng 10 là 8,9 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2018.
Kể từ khi nhà chức trách Trung Quốc tăng cường giám sát đối với hoạt động nhập khẩu và kinh doanh của các nhà máy lọc dầu độc lập, lượng nhập khẩu từ các nhà máy lọc dầu này đã giảm.
Tại Trung Quốc, nhu cầu dầu mỏ vẫn tăng trưởng trong năm 2021. Các ngành kinh tế chính là giao thông vận tải, hóa dầu và công nghiệp. Ước tính nhu cầu dầu cho năm 2021 dựa trên nhu cầu xăng tăng so với cùng kỳ năm trước do sự phát triển của nền kinh tế, nhưng có thể phải đối mặt với một số thách thức khi doanh số bán xe giảm. Nhu cầu đối với LPG và naphtha được dự đoán sẽ tăng tích cực do hoạt động thương mại phát triển.
Các chỉ số kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chỉ số sản xuất công nghiệp cho thấy nhu cầu nhiên liệu công nghiệp và đặc biệt là dầu diesel và dầu mazut sẽ giảm, cùng với biến thể Omicron sẽ tác động tới nhu cầu dầu mỏ năm 2022. Tuy nhiên Thế vận hội Olympic mùa Đông dự kiến diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng 2/2022 và nhu cầu vận tải tăng trong dịp Tết Nguyên đán sẽ hỗ trợ nhu cầu dầu trong năm 2022. Nhu cầu nhiên liệu máy bay dự kiến sẽ phục hồi chậm hơn trong năm tới và sẽ chưa đạt được như mức năm 2019 do các hạn chế về du lịch.
Ấn Độ: Nhu cầu nhiên liệu tại Ấn Độ tăng 0,04 triệu thùng/ngày trong tháng 10/2021 so với tháng 10/2020, do các biện pháp phong tỏa và hạn chế để ngăn chặn dịch COVID-19 được dỡ bỏ ở hầu hết các bang, qua đó thúc đẩy hoạt động công nghiệp và lưu lượng giao thông tăng.
Ấn Độ nhập khẩu khoảng 4,41 triệu thùng/ngày vào tháng 11, tăng so với 4,04 triệu thùng của tháng 10, khi quốc gia Nam Á này bắt đầu phục hồi nền kinh tế sau khi bùng phát virus corona liên tục.
Ấn Độ nhập khẩu khoảng 4,41 triệu thùng/ngày vào tháng 11, tăng so với 4,04 triệu thùng của tháng 10, khi quốc gia Nam Á này bắt đầu phục hồi nền kinh tế sau khi bùng phát virus corona liên tục.
OECD Châu Âu: Nhu cầu dầu tăng 0,9 triệu thùng/ngày trong tháng 9/2021 so với tháng 9/2020, sau khi tăng 1,3 triệu thùng/ngày trong tháng liền kề trước đó. Nhu cầu dầu mỏ tăng chủ yếu là nhiên liệu máy bay, dầu diesel và xăng do lĩnh vực du lịch tăng.
Những lo ngại về biến thể Covid mới ở nhiều quốc gia trong khu vực làm giảm nhu cầu dầu trong tháng 12/2021 và tháng 1/2022. Tuy nhiên dự báo các chỉ số kinh tế vĩ mô của OECD châu Âu, bao gồm cả sản xuất công nghiệp sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2022. Do đó nhu cầu dầu mỏ dự đoán sẽ tăng được hỗ trợ bởi lĩnh vực giao thông vận tải và nhiên liệu công nghiệp.
Dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): Theo IEA, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đang tăng mạnh do tốc độ tiêu thụ khí đốt tăng và hoạt động di chuyển quốc tế nhộn nhịp trở lại khi ngày càng nhiều nước mở cửa biên giới quốc tế sau thời gian hạn chế để ngăn chặn sự lây lan của dịch. Tuy nhiên, làn sóng dịch bệnh mới tại châu Âu, các hoạt động sản xuất công nghiệp chậm lại và giá dầu mỏ cao hơn có thể sẽ kìm hãm đà tăng trên. Do đó, IEA hầu như giữ nguyên dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ. Trong năm 2021, IEA dự báo nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng thêm lần lượt là 5,5 triệu thùng/ngày, đạt 96,3 triệu thùng/ngày và tăng thêm 3,4 triệu thùng/ngày trong năm 2022.
Dự báo của OPEC: Trong năm 2021, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 5,7 triệu thùng/ngày, đạt 96,6 triệu thùng/ngày. Nhu cầu chậm hơn so với dự đoán ở các nước tiêu thụ chính của OECD và sự gia tăng các trường hợp nhiễm Covid-19.
Trong khu vực OECD, dự đoán nhu cầu dầu năm 2021 sẽ tăng 2,4 triệu thùng/ngày so với năm 2020, đạt 44,4 triệu thùng/ngày do nhu cầu xăng giảm do nhiều nước áp dụng các biện pháp hạn chế làm giảm nhu cầu về nhiên liệu vận tải.
Tại khu vực ngoài OECD, nhu cầu dầu năm 2021 tăng 3,2 triệu thùng/ngày so với năm 2020, đạt 51,9 triệu thùng/ngày. Nhu cầu tăng được thúc đẩy bởi các nước Trung Đông và Châu Phi. Kinh tế phục hồi mạnh sẽ kích thích nhu cầu nhiên liệu công nghiệp, nhu cầu nhiên liệu hóa dầu sẽ hỗ trợ tăng trưởng nhu cầu năm 2021. Các chương trình kích thích kinh tế và nới lỏng các biện pháp Covid-19, trong bối cảnh việc triển khai tiêm chủng vắc xin được đẩy nhanh. Năm 2022, nhu cầu dầu ước tính tăng 1,8 triệu thùng/ngày so với năm 2021.
Nhu cầu xăng dự đoán sẽ tăng cao nhất so với cùng kỳ năm ngoái, khi hoạt động kinh tế phục hồi trên toàn cầu. Nhu cầu dầu diesel dự đoán sẽ có mức tăng trưởng cao thứ 2 trong bối cảnh triển vọng kinh tế được cải thiện trong năm 2021. Các sản phẩm chưng cất sẽ được hỗ trợ phần lớn bởi nhu cầu hóa dầu mạnh ở các nước Trung Quốc, Mỹ.
Ở khu vực ngoài OECD nhiên liệu cho vận tải và công nghiệp dự đoán sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu, cùng với nguyên liệu hóa dầu, tập trung ở thị trường Trung Quốc.
Các khu vực khác của Châu Á, châu Mỹ Latinh và Trung Đông cũng được kỳ vọng sẽ có mức tăng khá do kinh tế đang có những triển vọng tích cực.
Rủi ro sẽ vẫn cao trong cuối năm 2021 do dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều nước và khu vực châu Á.
OPEC dự báo sang năm 2022, nhu cầu dầu thô trên thế giới tăng thêm 4,1 triệu thùng/ngày so với năm 2021 lên trung bình 100,7 triệu thùng/ngày.
Giá dầu
Ở thời điểm hiện tại, giá dầu đang chịu tác động từ những yếu tố:
Việc hạn chế đi lại do đại dịch COVID-19 đang lan rộng trên toàn cầu đã làm tăng thêm lo ngại về sự sụt giảm nhu cầu nhiên liệu. Đức, Ireland, Hà Lan và Hàn Quốc là một trong số các quốc gia đã tái áp đặt các biện pháp đóng cửa một phần hoặc toàn bộ nền kinh tế, hoặc các biện pháp giãn cách xã hội khác trong tháng 12/2021.
Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, tồn trữ dầu thô của Mỹ giảm 4,7 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 17/12, mức giảm mạnh hơn dự kiến với tồn trữ dầu thô.
Pfizer, một trong những nhà sản xuất vaccine COVID-19 hàng đầu thế giới cho biết, thuốc điều trị COVID-19 dạng viên của họ đã được phê duyệt để sử dụng tại nhà. Đối tượng sử dụng thuốc này là những người đã nhiễm COVID-19 và có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng và số lần nhập viện. Thông tin tích cực này cũng đã củng cố tâm lý thị trường.
OPEC+, liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số nước ngoài khối gồm Nga, cho biết có thể điều chỉnh sản lượng bất kỳ lúc nào nếu triển vọng tiêu thụ dầu có sự biến động lớn. Kế hoạch hiện tại của OPEC+ là tiếp tục tăng sản lượng khai thác dầu thêm 400.000 thùng/ngày trong tháng 1/2022.

Gía khí đốt ở châu Âu đã bất ngờ tăng hơn 30% vào ngày 4/1 làm gia tăng lo ngại về chi phí sưởi ấm một ngôi nhà, khi nguồn cung cấp thường đến châu Âu từ Siberia tiếp tục đổ về phía Đông trong ngày thứ 15 liên tiếp. Điện Kremlin đã nhiều lần phủ nhận việc sử dụng nguồn khí đốt khổng lồ của Nga để gây khó khăn cho châu Âu, sau khi khí đốt đi qua đường ống Yamal-Europe đổi hướng ba ngày trước Giáng sinh.

Tháng 12/2021, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Đức đang bán lại khí đốt của Nga cho Ba Lan và Ukraine thay vì giảm áp lực giá, đồng thời đổ lỗi cho các nhà nhập khẩu khí đốt của Đức về việc đảo ngược dòng chảy và giá tăng vọt. Hợp đồng khí đốt trước tháng chuẩn của Hà Lan đã tăng 32% ở mức 95,20 euro một megawatt giờ (MWh) vào giữa buổi chiều ngày 4/1, với hợp đồng trước ngày tăng 29 euro ở 95,50 euro cho mỗi MWh.

Tại Anh, các nhà cung cấp năng lượng đã cảnh báo rằng, hóa đơn khí đốt trung bình có thể tăng lên hơn 2.000 bảng Anh/năm vào tháng 4, khi giới hạn giá cả được điều chỉnh tăng lên, tạo áp lực buộc chính phủ phải hành động để hạ giá trong bối cảnh chi phí sinh hoạt ngày càng tăng. Kỳ vọng thời tiết lạnh hơn ở châu Âu đã góp phần làm tăng áp lực lên giá, nhưng dòng khí đốt thấp của Nga là động lực chính.
Trong một động thái riêng, nhóm OPEC+ của các quốc gia sản xuất dầu quyết tâm thúc đẩy kế hoạch tăng sản lượng, báo hiệu sự lạc quan rằng biến thể Omicron của Covid-19 sẽ chỉ có tác động ngắn hạn đến tăng trưởng toàn cầu. Liên minh gồm 23 thành viên, do Ả Rập Xê út dẫn đầu và Nga không phải là thành viên, mắc kẹt với kế hoạch tăng sản lượng khiêm tốn 400.000 thùng/ngày vào tháng 2 tới.
Sự gia tăng này là một phần của quá trình cắt giảm sản lượng 10 triệu thùng/ngày được thực hiện vào năm 2020 khi việc đi lại và vận chuyển chậm lại đáng kể. Dầu thô Brent đã tăng 50% vào năm ngoái khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi từ độ sâu của năm 2020 và đã phục hồi cho đến nay vào những ngày đầu năm 2022, giao dịch 2% lên trên 80 USD vào ngày 4/1.
Mỹ đã thúc giục OPEC và các đồng minh dẫn đầu là Nga tăng sản lượng để giúp ổn định giá cả nhằm không làm giảm nhu cầu nhiên liệu non trẻ và làm chậm sự phục hồi đó. Trong khi các quốc gia sản xuất dầu lựa chọn tăng chậm hơn mức mà Mỹ đã kêu gọi, bất kỳ sự gia tăng nào về khối lượng dầu thô mà họ bơm ra đều cho thấy niềm tin rằng Omicron sẽ không khiến nhu cầu về nhiên liệu giảm mạnh.
Trong một báo cáo cấp kỹ thuật, OPEC cho biết, biến thể này sẽ "nhẹ và tồn tại trong thời gian ngắn" và lạc quan về triển vọng kinh tế. Điều này bổ sung cho triển vọng kinh tế ổn định ở cả các nền kinh tế tiên tiến và mới nổi.

Dự báo về giá dầu của một số tổ chức quốc tế

OPEC+: Biến thể Omicron chỉ tác động tạm thời tới thị trường dầu
Hãng tin Reuters trích một báo cáo kỹ thuật cho biết Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn được gọi là OPEC+ đánh giá tác động của biến thể Omicron đối với thị trường dầu mỏ khá nhẹ và tạm thời, qua đó để ngỏ khả năng liên minh này sẽ tiếp tục tăng sản lượng hơn nữa.
Theo báo cáo từ Ủy ban kỹ thuật chung (JTC) của OPEC+, tác động của biến thể Omicron mới sẽ không lớn và chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, khi các nước trên thế giới đã được trang bị tốt hơn để đối phó với dịch COVID-19 và các thách thức liên quan.
OPEC+ nhất trí duy trì chính sách dầu mỏ hiện nay trong tháng 2
Ngày 4/1, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, đã quyết định duy trì mức tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày trong tháng 2 tới, trong bối cảnh biến thể Omicron vẫn chưa ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ.
Trước đó, OPEC+ đã từ chối đề xuất tăng nhanh sản lượng của Mỹ để kiềm chế đà tăng của giá nhiên liệu, do lo ngại tình trạng cung vượt cầu có thể ảnh hưởng đến đà phục hồi mong manh của ngành năng lượng.
Thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, OPEC+ buộc phải cắt giảm mạnh sản lượng dầu mỏ do nhu cầu giảm. Tuy nhiên, trong năm 2021, tổ chức này đã quyết định tăng dần sản lượng trở lại khi giá dầu phục hồi, đồng thời tiến hành đánh giá tình hình hằng tháng.
Chuyên gia nhận định giá dầu sẽ không đạt các mức của năm 2021
Trong năm 2022, giá dầu thế giới sẽ không đạt các mức cao được ghi nhận trong năm ngoái, do nguồn cung năng lượng dự kiến sẽ tăng mạnh hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường.
Nhà phân tích dầu mỏ Kuwait Mohammed Al-Shatti cho rằng trong năm 2022, giá dầu thế giới sẽ không đạt các mức cao được ghi nhận trong năm ngoái, do nguồn cung năng lượng dự kiến sẽ tăng mạnh hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường.
Biến thể Omicron có thể sẽ có "tác động thấp hơn" đến đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu, mặc dù lĩnh vực hàng không có thể sẽ bị ảnh hưởng khi số ca mắc COVID-19 tiếp tục gia tăng trên thế giới.

Nguồn: VITIC/Reuters