Việc cắt giảm tiêu thụ than trong dài hạn là một phần quan trọng trong mục tiêu năng lượng, môi trường và khí hậu của Trung Quốc, nhưng việc phê duyệt mỏ than mới tăng gấp 5 lần trong nửa đầu năm 2019 cho thấy các mục tiêu của Trung Quốc vẫn cung cấp khoảng rộng cho tăng trưởng trong ngắn hạn.
Trong 6 tháng đầu năm nay cơ quan điều hành năng lượng Trung Quốc đã cho phép xây dựng công suất sản xuất than mới hàng năm 141 triệu tấn so với 25 triệu tấn trong cả năm ngoái.
Các dự án này gồm các mỏ than mới tại khu vực Nội Mông, Tân Cương, Sơn Tây và Thiểm Tây là một phần của chiến lược quốc gia nhằm củng cố sản lượng tại các cơ sở sản xuất than cũng như mở rộng các mỏ than hiện có, theo Cơ quan Năng lượng Quốc gia NEA.
Bắc Kinh có mục tiêu tăng tỷ trọng nhiên liệu phi hóa thạch trong năng lượng tổng thể lên tới 15% vào cuối năm tới từ khoảng 14,3% hiện nay, và lên 20% vào năm 2030. Họ cắt giảm tỷ trọng than xuống 59% vào năm ngoái, giảm từ 68,5% trong năm 2012.
Họ cũng hứa thông qua tham vọng cao nhất có thể khi xem xét cam kết biến đổi khí hậu năm tới, với cơ quan hoạch định của chính phủ khuyến nghị Trung Quốc áp đặt một giới hạn bắt buộc về tiêu thụ than trong kế hoạch 5 năm 2021 - 2025.
Nhưng trong khi các khu vực khói bụi như Hà Bắc và Bắc Kinh đã sẵn sàng cắt giảm nhu cầu sử dụng than và đóng cửa hàng trăm mỏ than và nhà máy điện nhỏ, Trung Quốc vẫn đang cho phép tăng đáng kể sản xuất than và nhà máy điện đốt than. Điều đó đã gây áp lực cho các công ty sử dụng công nghệ đốt sạch.
Lauri Myllyvirta, chuyên gia phân tích năng lượng thuộc tổ chức môi trường Greenpeace cho biết nhiều dự án mới được phê duyệt sẽ thay thế các mỏ than cũ đã cạn kiệt hay mỏ nhỏ. Ông cho biết “tuy nhiên, họ đang báo động rằng kế hoạch năng lượng của Trung Quốc dường như
đang thúc đẩy ở mức duy trì sản lượng than hiện nay cho một hay 2 thập kỷ tới, mà rất khó để hòa hợp với mục tiêu thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris”. “Đặc biệt dựa vào tiêu thụ dầu và khí vẫn đang tăng, điều đó đòi hỏi hành động là nhu cầu than bắt đầu giảm trở lại sau khi phục hồi trong 3 năm qua”.
Sản lượng than của Trung Quốc tăng 2,6% trong nửa đầu năm 2019 lên 1,76 tỷ tấn.
Các tổ chức công nghiệp vẫn mong công suất điện đốt than tăng trong vài năm tới, với đầu tư trong điện hạt nhân và năng lượng tái tạo vẫn không đủ trang trải cho nhu cầu năng lượng ngày càng tăng.
Đơn vị nghiên cứu của Tập đoàn Lưới điện Nhà nước Trung Quốc tháng trước dự báo rằng tổng công suất điện do đốt than sẽ vượt 1.230 - 1.350 GW, điều đó có nghĩa tăng khoảng 200 - 300 GW.
Một nghiên cứu đã công bố trước đó trong năm nay cũng cho thấy các mục tiêu của Trung Quốc sẽ cho phép xây dựng thêm nhà máy điện than công suất 290 GW trong những năm tới.
Trung Quốc được thuyết phục có thể tiếp tục nâng sản xuất và tiêu thụ than trong khi giảm đáng kể khí thải. Họ đã thực hiện bắt buộc công nghệ “khí thải cực thấp” tại tất cả các nhà máy điện than mới để đảm bảo ô nhiêm là tối thiểu.
Vào cuối năm ngoái, 80% tổng công suất điện đốt than đã được lắp đặt thiết bị “khí thải cực thấp” chiếm tới 810 GW.
Michelle Manook, giám đốc điều hành của Hiệp hội Than Thế giới cho biết than vẫn là một thành phần hạn chế trong quá trình chuyển đổi thành năng lượng sạch hơn trên thế giới, và nên tập trung vào cắt giảm khí thải hơn là cấm toàn bộ than.
Nguồn: VITIC/Reuters