Dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ đã giảm 31 cent xuống 52,64 USD/thùng sau khi chốt phiên trước tăng 46 cent hay 0,9%.
Dầu thô Brent kỳ hạn tháng 2 giảm 30 cent xuống 54,75 USD/thùng sau khi kết thúc phiên trước tăng 59 cent hay 1,1%.
Jonathan Barratt, giám đốc văn phòng đầu tư tại Ayers Alliance, Sydney cho biết “tôi nghĩ đó là sự đảo ngược vận may thông thường trong vùng thời gian châu Á sau khi đóng cửa phiên trước”. “Trong trường hợp có một số chốt lời sau khi tăng phiên trước. Giá dầu cũng yếu do đồng đô la mạnh hơn”. “Nhưng nhìn chung đồng đô la và các hàng hóa đang tăng hoặc nói với bạn nhu cầu đối với các hàng hóa đã phục hồi hoặc cần thiết để tăng thêm nguồn cung”.
Chỉ số đồng đô la Mỹ giảm nhẹ trong hôm nay nhưng vẫn gần mức đỉnh 14 năm tại 103,65 hồi đầu tuần.
Một đồng đô la mạnh làm các hàng hóa định giá bằng đồng bạc xanh này gồm cả dầu mỏ đắt hơn cho người giữ các đồng tiền khác.
Giá dầu đang giao dịch trong giải cao nhất kể từ giữa năm 2015.
Ông Barratt đã dự báo dầu thô Mỹ sẽ giao dịch quanh 60 USD/thùng trong quý 1 năm tới, trong khi dầu Brent sẽ quanh mức 62 -63 USD/thùng.
Giá được hỗ trợ bởi một thỏa thuận của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC và các nhà sản xuất dầu mỏ bên ngoài OPEC cắt giảm gần 1,8 triệu thùng/ngày bắt đầu từ 1/1/2017.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia ông Khalid al-Falih cho biết ông tin tưởng rằng sẽ có mức độ cam kết cao từ các nhà sản xuất dầu để tuân thủ hiệp ước hạn chế sản lượng.
Điều này đến do Talal Nassẻ Al Athbi, giám đốc văn phòng điều hành của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ Ả rập OAPEC cho biết rằng nguồn cung và nhu cầu tại các thị trường dầu mỏ toàn cầu nên câng bằng trong quý 1 hoặc 2 của năm tới.
Nhưng động thái của Libya để tăng sản lượng dầu mỏ sau khi mở cửa lại đường ống dẫn dầu chính của nước này tại phía tây có thể bị lu mờ bởi một cuộc đấu tranh quyền lực chính trị chưa được giải quyết và nguy cơ phong tỏa mới.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet