Sau 4 ngày tranh luận, tổ chức OPEC, Nga và các nhà sản xuất khác (gọi là OPEC+) trong ngày chủ nhật (12/4) đã đồng ý cắt giảm 9,7 triệu thùng dầu mỗi ngày để hỗ trợ giá dầu, hay khoảng 10% của sản lượng toàn cầu.
Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait cho biết tổng nguồn cung toàn cầu cắt giảm có thể tới 20 triệu thùng/ngày, khoảng 20% nguồn cung toàn cầu.
Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 1,23 USD hay 3,9% lên 32,71 USD/thùng. Dầu thô WTI kỳ hạn tăng 1,39 USD/thùng hay 6,1% lên 24,15 USD/thùng.
Daniel Yergin, phó chủ tịch của HIS Markit nói “những gì thỏa thuận này làm là cho phép ngành công nghiệp dầu mỏ và các nền kinh tế quốc gia và các ngành công nghiệp khác phục thuộc vào dầu mỏ tránh được một cuộc khủng hoảng sâu sắc”. “Điều này hạn chế tăng tồn khô, sẽ làm giảm áp lực lên giá khi trở lại bình thường”.
Các nhà lãnh đạo của 3 nhà sản xuất dầu lớn, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Quốc vương Salman của Saudi Arabia tất cả đã hỗ trợ thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu thô toàn cẩu của OPEC+.
Ông Trump đã ca ngợi thỏa thuận này, nói rằng nó sẽ giữ việc làm trong ngành năng lượng Mỹ.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia cho biết Saudi Arabia, Kuwait và UAE tình nguyện cắt giảm nhiều hơn so với thỏa thuận này, khiến OPEC+ sẽ giảm 12,5 triệu thùng từ mức hiện tại.
Tuy nhiên, những lo ngại về nhu cầu đã hạn chế giá tăng. Tiêu thụ nhiên liệu trên thế giới hiện giảm khoảng 30% do đại dịch Covid-19 khiến nhiều chính phủ thực hiện lệnh phong tỏa.
Harry Tchilinguirian thuộc BNP Paribas cho biết “sau phản ứng tích cực ban đầu của giá dầu, chúng tôi dự kiến quyết định của OPEC+ là tốt nhất để thiết lập giá sàn cho thị trường này”, bổ sung rằng giá dầu tăng có thể cũng bị hạn chế bởi rào cản từ các nhà sản xuất. “Chúng tôi không mong đợi sự phục hồi bền vững của giá dầu cho tới khi nhu cầu được phục hồi trong quý 3”.
Thỏa thuận này bị trì hoãn kể từ thứ năm (9/4) sau khi Mexico không chịu cắt giảm sản lượng họ được yêu cầu thực hiện. Tổ chức OPEC+ đã nhóm họp vào chủ nhật (12/4) để đưa ra thỏa thuận.
OPEC+ cũng cho biết họ muốn các nhà sản xuất ngoài tổ chức này như Mỹ, Canada, Brazil và Na Uy cắt giảm tiếp 5% hay 5 triệu thùng/ngày.
Canada và Na Uy ra hiệu sẵn sàng cắt giảm. Mỹ, nơi luật chống độc quyền khiến họ khó khăn có thể hành động cùng với tổ chức OPEC, đã cho biết sản lượng của họ sẽ giảm khoảng 2 triệu thùng/ngày trong năm nay mà không cần kế hoạch cắt giảm vì giá thấp.
Phil Flynn, nhà phân tích thuộc Price Futures cho biết “chúng ta sẽ thấy sản xuất giảm đáng kể từ các nhà sản xuất người không thể kiếm tiền từ việc sản xuất này”.