Giá dầu ổn định nhưng kinh tế suy giảm vẫn gây áp lực cho các thị trường
Giá dầu ổn định trong ngày hôm nay sau khi giảm mạnh trong phiên trước, khi các thị trường giảm bởi những lo ngại về suy giảm kinh tế suy giảm.
Các thị trường dầu mỏ được củng cố trong năm nay bởi việc cắt giảm sản lượng của tổ chức OPEC nhằm hạn chế nguồn cung dư từa.
Dầu thô Brent kỳ hạn ở mức 61,58 USD/thùng tăng 8 US cent hay 0,1% so với đóng cửa phiên trước. Dầu thô WTI kỳ hạn ở mức 53,04 USD/thùng, tăng 3 US cent.
Giá ổn định sau khi giảm 2% và các thị trường tài chính toàn cầu sụt giảm trong ngày hôm qua (22/1/2019), do lo ngại về tăng trưởng toàn cầu khiến các nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn trong các tài sản an toàn như trái phiếu chính phủ hay vàng.
Nhật Bản đã báo cáo rằng xuất khẩu tháng 12/2018 của họ giảm mạnh nhất trong hơn 2 năm bởi xuất khẩu sang Trung Quốc và châu Á sụt giảm do nhu cầu toàn cầu suy yếu và xung đột thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng tới nền kinh tế phục thuộc vào thương mại này.
Số liệu của Bộ Tài chính Nhật cho biết xuất khẩu trong tháng 12/2018 giảm 3,8% so với một năm trước, lớn hơn so với mức giảm 1,9% các nhà phân tích trong thăm dò của Reuters dự đoán. Đây là mức sụt giảm mạnh nhất so với năm trước kể từ tháng 10/2016.
Suy thoái kinh tế trên diện rộng được dự kiến rộng rãi cũng làm giảm tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu, gây sức ép lên giá năng lượng.
Steen Jakobsen, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Saxo, Đan Mạch cho biết trogn triển vọng quý 1 năm 2019 rằng “kinh tế toàn cầu đang bị ảnh hưởng” nhưng bổ sung rằng chính phru Trung Quốc sẽ làm tất cả những gì có thể để ổn định.
Jakobsen nói một hỗ trợ quan trọng là Mỹ và Trung Quốc tìm ra một giải pháp cho tranh chấp thương mại của họ, nhưng để ngăn cản suy thoái kinh tế mạnh mẽ, cần tìm ra một giải pháp trước ngày 5/2/2019, ngày Tết của Trung Quốc.
Bất chấp điều này, Jakobsen cảnh báo rằng chương trình kích thích có thể không duy trì nền kinh tế mãi mãi, và có một nguy cơ lớn cho cuộc suy thoái khác vào năm 2020.
Hỗ trợ giá trong năm 2019 là việc cắt giảm sản lượng của OPEC nhằm hạn chế dư cung toàn cầu.
Liệu những nỗ lực của OPEC sẽ thành công không cũng sẽ phụ thuộc vào sự phát triển sản lượng dầu của Mỹ, nơi sản lượng dầu thô tăng vọt 2 triệu thùng/ngày trong năm 2018 lên mức chưa từng thấy 11,9 triệu thùng/ngày. Sự bùng nổ này phần lớn do dầu đá phiến. Và Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết rằng họ dự kiến sản lượng dầu đá phiến tiếp tục tăng, họ cho biết rằng tăng trưởng sản lượng sẽ chậm lại trong những năm tới.
Khí tự nhiên của Mỹ giảm do dự báo thời tiết ít khắc nghiệt hơn
Biến động giá khí tự nhiên của Mỹ vẫn tiếp tục, với sự sụt giảm hơn 12% trong phiên ngày 22/1/2019, do các dự báo thời tiết mùa đông ít khắc nghiệt hơn trong 2 tuần tới so với dự báo trước đây.
Giá khi đốt tại sàn giao dịch bán buôn New York chốt phiên qua giảm 44,2 US cent hay 12,7% xuống 3,040 USD/mmBtu, đây là mức sụt giảm tính theo % lớn nhất kể từ tháng 11/2018 và lớn thứ hai kể từ năm 2007. Đây là mức thấp nhất của hợp đồng này kể từ ngày 11/1/2019, xóa đi tất cả mức tăng từ tuần trước khi tăng vọt hơn 12% bởi các nhà khí tượng lần đầu tiên dự báo thời tiết sẽ trở lại cực lạnh trong cuối tháng 1/2019.
Với triển vọng thời tiết ít khắc nghiệt hơn, số liệu Refinitiv dự báo nhu cầu khí đốt tại 48 tiểu bang của Mỹ sẽ giảm xuống 128,7 tỷ feet khối mỗi ngày bcfd trong tuần cuối tháng 1/2019 từ dự báo 130 bcfd.
Sản lượng khí đốt tại 48 tiểu bang giảm xuống 85 bcfd, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2019, giảm từ mức cao 87,4 bcfd gần đây vào ngày 11/1/2019.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 23/1/2019

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

52,9117

0,42

0,80 %

-19,37%

Dầu Brent

USD/thùng

61,5970

0,01

-0,02 %

-12,68%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

3,0654

0,03

0,92%

-12,64%

Xăng

USD/gallon

1,4066

0,00

0,18%

-26,60%

Dầu đốt

USD/gallon

1,9028

0,0016

-0,08 %

-9,67%

Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet