Dầu thô Brent tăng 1,02 USD hay 2,4% lên 43,32 USD/thùng. Dầu thô WTI tăng 83 US cent hay 2,1% lên 40,38 USD/thùng. Cả hai đều cao nhất kể từ ngày 6/3/2020.
Dầu thô Brent gần gấp đôi kể từ đầu tháng 4, được hỗ trợ bởi việc cắt giảm sản lượng chưa từng có 9,7 triệu thùng/ngày của tổ chức OPEC+.
Tổ chức OPEC+ đã kéo dài thỏa thuận giảm sản lượng gần 10% nguồn cung toàn cầu từ thị trường trong 3 tháng đến hết tháng 7/2020.
Tiếp theo thỏa thuận này, nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới tang mạnh giá dầu thô giao tháng 7/2020. Tuy nhiên, mức tuân thủ của các thành viên OPEC như Iraq và Nigeria vẫn là một vấn đề.
Helima Croft, giám đốc chiến lược hàng hóa toàn cầu tại RBC Capital Markets cho biết “trong khi các nhà sản xuất không tuân thủ như Iraq và Nigeria đã hứa tuân thủ 100% theo cam kết trong suốt mùa hè”. “Khả năng trở lại sản xuất của Libya cũng có thể là những thách thức đáng kể cho lãnh đạo OPEC”.
Tại miền tây nam Libya, 2 mỏ dầu lớn đã mở cửa trở lại sau nhiều tháng phong tỏa đã khiến đóng cửa sản xuất phần lớn của quốc gia này.
Ngay cả khi giá phục hồi, chúng vẫn thấp hơn nhiều chi phí của hầu hết các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ, dẫn tới việc đóng cửa sản xuất, sa thải nhân viên và cắt giảm chi phí tại nước sản xuất lớn nhất thế giới này.
Theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, số giàn khoan dầu và khí đang hoạt động tại Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục tuần thứ 5 liên tiếp trong tuần kết thúc vào ngày 5/6/2020.
Gần 30% sản xuất dầu ngoài khơi của Mỹ cũng đóng cửa trong ngày 5/6/2020 do bão nhiệt đới Cristobal đổ bộ vào Vịnh Mexico.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng ngày 8/6/2020

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

39,6000

0,05

0,13 %

-25,74%

Dầu Brent

USD/thùng

42,5100

0,57

1,36 %

-31,82%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

1,7720

-0,03

-1,50%

-24,82%

Xăng

USD/gallon

1,2266

0,0229

1,90 %

-29,18%

Dầu đốt

USD/gallon

1,1603

0,0211

1,85 %

-35,83%

 

Nguồn: VITIC/Reuters