Chiều ngày 20/12, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã có văn bản chỉ đạo điều chỉnh giá xăng dầu bán lẻ trong nước. Theo đó, mỗi lít xăng RON 92 được tăng thêm 919 đồng lên mức tối đa 17.594 đồng một lít. Xăng E5 tăng thêm 800 đồng, mức giá bán mới sẽ không cao hơn 17.322 đồng một lít. Tương tự, các mặt hàng dầu cũng tăng giá bán 672-761 đồng lít, kg tuỳ loại.

Sau khi điều chỉnh giá, giá dầu hoả không cao quá 11.943 đồng một lít; dầu diesel là 13.433 đồng một lít và madut là 10.634 đồng một kg.

Cùng với đó, liên Bộ cũng quyết định giữ nguyên mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu với các mặt hàng (300 đồng một lít, kg). Tuy nhiên, mức chi sử dụng Quỹ bình ổn được tăng thêm 100 đồng một lít với xăng khoáng; 150 đồng một lít với xăng E5. Mức trích với mặt hàng dầu hoả tăng 90 đồng một lít và dầu madut tăng 150 đồng một kg so với kỳ trước. Riêng mức chi quỹ với dầu diesel được giữ nguyên 250 đồng một lít.

Mức trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) từ 15 giờ 00 ngày 20.12.2016, cụ thể như sau:

Trên thị trường thế giới, giá dầu không đổi trong phiên thứ Sáu trước thềm nghỉ lễ Giáng sinh và Năm mới, khi thị trường theo dõi tiến trình cắt sản lượng của OPEC khi Libya muốn tăng sản xuất.

Giá dầu thô Mỹ giao tháng Hai tăng 7 cent lên 53,02USD/thùng trên Sở giao dịch chứng khoán New York Mercantile. 

Tính từ đầu tuần, giá dầu thô Mỹ tăng 2,2%, tuần tăng thứ hai liên tiếp. 

Giá dầu Brent giao tháng Một tăng 11 cent lên 55,16USD/thùng trên sàn ICE Future Europe. Tính từ đầu tuần, giá giảm 0,4%. 

Giá dầu thô vẫn đang ở đỉnh cao nhất kể từ giữa năm 2015, nhờ thỏa thuận cắt sản lượng 1,8 triệu thùng đạt được giữa OPEC và các nước phi thành viên.

Số liệu của Baker Hughes cho thấy số giàn khoan tại Mỹ tăng tuần thứ 8 liên tiếp, thêm 13 giảm lên 523 giàn, so với mức 538 giàn cùng kỳ. 

Chuyên gia tại Ritterbusch & Associates nhận định giá dầu không biến động bất ngờ trong tuần, khi giá tiếp tục được củng cố, còn thị trường theo dõi OPEC thực thi kế hoạch cắt sản lượng đã đề ra trước đó. 

Các nước OPEC lớn như Arab Saudi và Iraq đã thông báo cắt sản lượng với khách hàng. 

Còn Libya và Nigeria được là ngoại lệ vì sản lượng đang bị ảnh hưởng bởi xung đột. 

Công ty dầu nhà nước National Oil Corp của Libya muốn tăng sản lượng thêm 270.000 thùng trong ba tháng tới, sau khi mở cửa trở lại hai đường ống lớn vào thứ Ba. 

Tuy nhiên có thể Libya khó mà lấy lại mức sản lượng ban đầu, vì những cuộc giao tranh từ năm 2011 và chia rẽ chính trị. 

Nguồn: VITIC/Petrolimex. BizLIVE.vn