Tại Đại hội, ông Trần Phương Bình, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ, chia sẻ Tập đoàn KIDO (HOSE: KDC) đang có mong muốn đầu tư vào ngân hàng. Theo như nội dung làm việc giữa hai bên, KIDO không chỉ muốn đầu tư vào DongABank 1.000 tỷ đồng mà muốn đầu tư tối đa tỷ lệ mà NHNN cho phép.

Phía KIDO mặc dù nắm rõ những khó khăn nội tại của DongABank nhưng vẫn sẵn sàng góp vốn và sẽ không dừng ở 1,000 tỷ đồng. Lộ trình góp vốn sẽ đi theo lộ trình tăng vốn chia làm 3 đợt mà HĐQT trình tại Đại hội.

Đồng thời, KDC cũng sẽ cử người tham gia HĐQT trong nhiệm kỳ mới (2015-2019).

Được biết, Luật tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 có quy định, một tổ chức không được phép nắm quá 15% vốn, cổ đông và các bên liên quan không được phép nắm quá 20% vốn một tổ chức tín dụng.

12h30: Đại hội thông qua tất cả các tờ trình

11h00: Đại hội thảo luận

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của ngân hàng như thế nào?

Ngân hàng ước đạt 102 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

DongABank có kế hoạch sáp nhập hay không?

Vào đầu năm 2015, chủ trương của NHNN là tái cơ cấu lại hệ thống, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) có đặt vấn đề hợp nhất với DongABank. Tuy nhiên, qua đàm phán có nhiều điểm chưa phù hợp nên không thể đi đến thống nhất.

DongABank xác định làm việc với nhà đầu tư có tiền, cơ cấu lại ban điều hành, bầu mới HĐQT, BKS cho nên trong tương lai không đặt vấn đề hợp nhất. Còn xa hơn thì tùy HĐQT, BKS nhiệm kỳ mới.

Kế hoạch xử lý nợ xấu của DongABank ra sao? HĐQT có kế hoạch nào để cải thiện tình hình kinh doanh?

Ông Trần Phương Bình trả lời cổ đông, bên cạnh những khoản nợ xấu khó đòi thì vẫn có những khoản nằm trong khả năng thu hồi. Hiện ngân hàng đang bán một số dự án, khi đạt được thỏa thuận sẽ giảm đáng kể nợ xấu.

Đối với tình hình kinh doanh đi xuống, ông Bình nhận trách nhiệm và kỳ vọng vào HĐQT, BKS mới với sức trẻ cũng như trực tiếp bỏ vốn sẽ khiến hình hình kinh doanh ngân hàng đi lên. Bên cạnh đó, ngân hàng đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng về công nghệ và đẩy mạnh dịch vụ autobanking.

Chủ tịch Cao Sỹ Kiêm xin từ nhiệm

HĐQT đọc tờ trình dời thời gian bầu cử HĐQT – BKS cho nhiệm kỳ mới đến thời điểm thích hợp trong năm 2015. Nguyên nhân là do chưa nhận được văn bản của NHNN về danh sách này, cũng như việc KDC góp vốn vào DongABank thì KDC sẽ cử người vào vị trí quan trọng trong HĐQT và BKS.

Tại đại hội, ông Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch HĐQT xin từ nhiệm chức danh Chủ tịch và rút khỏi HĐQT. Sau khi KDC góp vốn xong, ngân hàng sẽ tổ chức Đại hội bất thường để bầu HĐQT và BKS cho nhiệm kỳ mới.

Bổ sung tăng vốn gấp đôi, lên 10.000 tỷ đồng

10h20: Ông Nguyễn Đình Trường - Thành viên HĐQT cho biết, ngoài kế hoạch tăng vốn từ 5.000 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng bằng việc phát hành 100 triệu cp cho KDC, HĐQT còn trình phương án bổ sung tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng trong năm 2015 cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Cụ thể, kế hoạch tăng vốn được chia làm 3 đợt, đợt 1 tăng từ 5.000 tỷ lên 6.000 tỷ bằng phát hành 100% cho KDC; đợt 2 tăng từ 6.000 tỷ lên 8.000 tỷ đồng, được triển khai ngay khi phát hành xong cho KDC và đợt 3 là tăng tiếp 2.000 tỷ để nâng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, phương án phát hành tăng vốn từ 6.000 tỷ đồng lên 10.000 tỷ đồng vừa được HĐQT DongABank đọc tại Đại hội mà không có trong tài liệu.HĐQT đọc tờ trình dời thời gian bầu cử HĐQT – BKS cho nhiệm kỳ mới đến thời điểm thích hợp trong năm 2015. Nguyên nhân là do chưa nhận được văn bản của NHNN về danh sách này, cũng như việc KDC góp vốn vào DongABank thì KDC sẽ cử người vào vị trí quan trọng trong HĐQT và BKS.

Tại đại hội, ông Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch HĐQT xin từ nhiệm chức danh Chủ tịch và rút khỏi HĐQT. Sau khi KDC góp vốn xong, ngân hàng sẽ tổ chức Đại hội bất thường để bầu HĐQT và BKS cho nhiệm kỳ mới.
-----------------------------------
9h15: Đại hội bắt đầu với sự tham gia của hơn 300 cổ đông, ứng với tỷ lệ 70% cổ phần có quyền biểu quyết. Ông Trần Phương Bình, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ báo cáo hoạt động 2014.
Đại hội bắt đầu với sự tham gia của hơn 300 cổ đông, ứng với tỷ lệ 70% cổ phần có quyền biểu quyết. Ông Trần Phương Bình, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ báo cáo hoạt động 2014.

Kế hoạch lãi 2015 tăng gấp gần 5 lần

Năm 2015, DongABank có kế hoạch tăng vốn từ 5.000 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do thị giá luôn thấp hơn mệnh giá khiến cho việc phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu gặp nhiều khó khăn nên ngân hàng quyết định lựa chọn CTCP Kinh Đô (HOSE: KDC) làm đối tác chiến lược trong đợt phát hành này.

Theo đó, DongABank sẽ chào bán 100 triệu cp với giá 10.000 đồng/cp cho KDC. Toàn bộ số cổ phần sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành. Dự kiến đợt phát hành sẽ được thực hiện vào quý 3/2015. Toàn bộ số tiền thu được sẽ dùng cho việc đảm bảo và tăng cường khả năng thanh toán và cho vay tại sở giao dịch, chi nhánh và các phòng giao dịch trên toàn hệ thống.

Bên cạnh đó, HĐQT cũng sẽ trình kế hoạch kinh doanh năm 2015 với tổng tài sản tăng trưởng 13% lên 98.000 tỷ đồng, huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng 13,4% lên 88,000 tỷ đồng, vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 200 tỷ đồng, tăng trưởng gấp 4.7 lần.

Phấn đấu đến 2020, vốn điều lệ đạt 8.000 đến 10.000 tỷ đồng, mở chi nhánh và phòng giao dịch trên 55 tỉnh – thành, tỷ lệ tăng trưởng các chỉ tiêu chủ yếu từ 15 – 20%, tăng số lượng khách hàng mở tài khoản đạt tối thiểu 10 triệu khách hàng.

Trích lập dự phòng lớn, lãi năm 2014 vỏn vẹn 27 tỷ đồng

Tính đến cuối năm 2014, tổng tài sản của DongABankđạt 87.108 tỷ đồng, tăng 16% so với năm trước; tổng nguồn vốn huy động 79.953 tỷ đồng, tăng 19%; dư nợ cho vay 51.850 tỷ đồng, giảm 2,26%; tất cả chỉ tiêu trên đều không hoàn thành kế hoạch năm.

Cũng trong năm 2014, ngân hàng đã bán 3,921 tỷ đồng nợ cho VAMC, nếu tính luôn khoản nợ đã bán này thì dư nợ tín dụng của DongABank tăng 5,13%. Ngoài ra, trong năm nhiều khách hàng doanh nghiệp đã sử dụng sản phẩm LCUPAS thay vì vay vốn nên ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân ở mức 30% và dư nợ cho vay doanh nghiệp  là 7%.

Tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối năm là 3.76%, giảm nhẹ 0,24% so với năm 2013, ngân hàng đã thu hồi nợ ngoại bảng 31,9 tỷ đồng. Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/nợ xấu vào thời điểm cuối năm là 49%.

Về hoạt động đầu tư, ngân hàng có 996 tỷ đồng đầu tư chứng khoán, gồm 827 tỷ là trái phiếu chính phủ và 169 tỷ chứng khoán doanh nghiệp.

Tổng thu nhập thuần năm 2014 đạt 2.126 tỷ đồng, lãi trước thuế trước dự phòng là 602 tỷ đồng, sau khi trích dự phòng rủi ro 566 tỷ đồng thì lãi trước thuế sau dự phòng chỉ còn 35 tỷ đồng, tương ứng 7% kế hoạch năm. Qua đó, lãi ròng chỉ còn lại 27 tỷ đồng, giảm 92% so với năm 2013. Với kết quả này ngân hàng không chia cổ tức 2014.

Bên cạnh đó, mảng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng khá phát triển, doanh số ngoại tệ đạt 2.65 tỷ USD, tăng 24%. Riêng doanh số chuyển tiền kiều hối đạt 1,6 tỷ USD, chiếm khoảng 15% thị phần toàn ngành và khoảng 32% thị phần TPHCM.

Theo Mỹ Hà
Công lý

Nguồn: Công lý