Việc cấm xuất khẩu ngô của nước Nam Á này có thể đẩy tăng lượng bán ngô của các nhà cung cấp Mỹ và các nước châu Mỹ Latinh, hỗ trợ giá ngô thế giới  - đã giảm 45% trong năm qua – tăng lên.

Hiện Ấn Độ đang trong đợt hạn hán trầm trọng, với 40 trong số 626 huyện thiếu mưa, có thể làm giảm mạnh sản lượng gạo, đường và lúa mì năm nay. Đợt hạn hán xảy ra trên một nửa số bang của Ấn Độ, giá thực phẩm đã tăng khoảng 10% kể từ khi bắt đầu hạn hán. Đợt hạn hán kéo dài này được dự đoán sẽ làm ảnh hưởng tới khoảng 700 triệu người.

Ấn Độ chủ yếu bán ngô cho các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi ở các nước Malaysia, Indonexia, Việt Nam và Thái lan. Xuất khẩu ngô của nước này đạt 1 triẹu tấn kể từ khi xoá bỏ lệnh cấm xuất khẩu kéo dài 4 tháng, ngày 14/10/2008.

Tháng 7 năm ngoái, Ấn Độ bắt đầu dừng xuất khẩu ngô ra nước ngoài, sau khi giá trên thị trường nội địa tăng vọt. Chính sách này đã được thay đổi sau khi sản lượng đạt kỷ lục 19,3 triệu tấn, bao gồm 13,9 triệu tấn vụ hè.

Chính phủ đã thu mua kỷ lục 30 triệu tấn gạo và 21,5 triệu tấn lúa mì từ dân trong năm nay.

Để bù đắp thiếu cung lương thực trong nước, Ấn Độ có kế hoạch nhập khẩu thực phẩm từ nước ngoài. Các mặt hàng khác chịu ảnh hưởng của hạn hán là gạo, đậu tương, đường và bông.

Lần đầu tiên kể từ năm 2006, Ấn Độ trở thành nước nhập khẩu đường do lượng mưa quá ít dẫn tới sản lượng mía giảm tới 50%. Ấn Độ đã ký hợp đồng nhập khẩu 4 triệu tấn đường trong năm nay để bù đắp thiếu hụt trong nước. Hàng năm, Ấn Độ vẫn phải nhập khẩu khoảng một nửa lượng dầu thực vật để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa. Năm nay, lượng dầu nhập khẩu có thể đạt tới mức kỷ lục do ảnh hưởng của hạn hán tới sản lượng các hạt có dầu như lạc, đỗ tương. Đến tháng 10, lượng nhập khẩu có thể lên tới 8 triệu tấn, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Nguồn: Vinanet