Theo Tổng cục Hải Quan nhập khẩu trong quý 1 đã đạt 48,46 triệu tấn, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Zhang Xiaojin một nhà phân tích tại Everbright Futures cho biết “nhập khẩu từ tháng ba cho thấy sự phục hồi, liên quan tới giá trong nước tăng, và tôi tin tưởng rằng sự phục hồi này sẽ là đáng kể trong tháng 4 và 5”.
Zhang cho biết tồn kho đang sụt giảm, việc kiểm soát sản lượng trong nước chặt hơn và khối lượng nhập khẩu giảm trong tháng 1 và 2 đã làm tăng nhu cầu của các thương nhân.
Ngành than của Trung Quốc đang quay cuồng do kết quả nhu cầu trong nước chậm lại và thừa công suất. Điều này cũng hạn chế nhu cầu nhập khẩu của nước này, giảm khoảng 29,9% trong cả năm 2015.
Trong khi giá than tại cảng Tần Hoàng Đảo tỉnh Hà Bắc tăng 5,4% trong năm nay, giá vẫn giảm gần 20% so với một năm trước.
Các nhà cung cấp nước ngoài đã bày tỏ lo ngại rằng Trung Quốc có thể xuất khẩu một số than dư thừa, như đã làm với thép và nhôm, nhưng giới phân tích cho biết điều đó là không thể, với than của Trung Quốc vẫn đắt hơn than từ Australia và nơi khác.
Wang Fei tại Huaan Futures cho biết “xuất khẩu sẽ không tăng vì mặc dầu giá than trong nước tương đối rẻ, giá trên thị trường quốc tế cũng đang giảm”.
Trong khi đó sẽ có nhu cầu than đỉnh điểm trong mùa tiêu thụ điện cao mùa hè, giới phân tích không dự kiến thị trường mạnh trong những tháng tới hay nhập khẩu tăng đáng kể.
Chính phủ cho biết họ sẽ đóng cửa công suất sản xuất 500 triệu tấn trong ba đến 5 năm tới do họ cố gắng giảm dư thừa công suất hàng năm đã ước tính ở mức khoảng 2 tỷ tấn.
Nguồn: Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC/Reuters