Nước Mỹ đang cố gắng tránh khỏi suy thoái, nhưng đang trải qua mức tăng trưởng GDP dưới 3% trong năm 2008 và 2009. Châu Âu và Châu Á theo sau với mức tăng trưởng thấp hơn. Vì vậy, tăng trưởng thế giới sẽ đạt mức 3,5% hàng năm trong năm nay và năm tới.
Viễn cảnh 60% khả thi
Giá vàng và dầu giảm trong năm 2008 và giá các hàng hóa trao đổi thương mại khác như kim loại lại trái ngược với viễn cảnh suy thoái của hoạt động kinh tế. Giá hợp đồng đối với than và quặng sắt vẫn ở mức cao trong năm 2008 nhưng sẽ giảm 20 - 30% trong năm 2009. Như vậy, giá của tất cả các loại hàng hóa vẫn giữ trên mức trung bình dài hạn cho dù USD phục hồi trong năm 2009. Triển vọng kinh tế toàn cầu đối với G7 vẫn mờ mịt.
Điều khác biệt lúc này là các thị trường lớn mới nổi như Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc (BRIC) với nhu cầu nội địa lớn và mạnh hơn trong trường hợp Mỹ suy thoái. Do đó, nền kinh tế trì trệ của Mỹ đã gây lo lắng. Các chuyên gia phân tích của Ngân hàng ANZ dự tính sẽ có một cuộc suy thoái lớn trong nền kinh tế Mỹ năm 2008.
Với mức cầu giảm ở Mỹ, hàng XK Nhật Bản được dự đoán sẽ giảm nghiêm trọng. Châu Âu đã có phản ứng lại với tình trạng khủng hoảng tín dụng phụ thuộc vào Mỹ, và sự kháng cự của Ngân hàng TƯ Châu Âu (ECB) để đạt mức lãi suất thấp hơn đã đẩy khả năng tín dụng vốn vào tình trạng lung lay. ANZ tiên đoán tăng trưởng của Châu Âu sẽ giảm một cách đáng kể trong quý IV năm 2008, và đạt mức tăng trưởng 1,1% trong quý II/2009 trước khi phục hồi trong năm 2010.
Các nền kinh tế Đông Á trừ Nhật Bản được dự đoán sẽ tăng trưởng chậm trong viễn cảnh này với mức tăng trưởng GDP dự kiến là 7,1% trong cả năm cho đến quý II/2009, ngược lại với mức đỉnh 9,4% ở quý hiện tại. Sự sụt giảm tại Trung Quốc sẽ diễn ra trong nửa cuối năm nay. Tăng trưởng XK của Trung Quốc vào Mỹ đang trên đà giảm và kim ngạch XK sang Châu Âu được dự kiến cũng tương tự. Bản chất của việc giảm cầu trong G7 và bất ổn tín dụng sẽ tác động đến các nước còn lại ở Bắc Á vì Mỹ và EU là thị trường XK chính của các nước này. Có 3 kênh dịch chuyển suy thoái từ Mỹ sang Châu Á gồm: giảm cầu đối với hàng XK từ Châu Á, hiệu ứng tiêu thụ của thị trường vốn giảm do giảm tiêu thụ nội địa ở Mỹ và giảm tính thanh khoản toàn cầu vì tăng trưởng chậm.
Viễn cảnh 30% khả thi
Nước Mỹ trải qua 2-3 quý tăng trưởng âm và 4-6 quý tăng trưởng dưới mức dự tính, khiến cho mức tăng trưởng toàn cầu giảm xuống mức thấp hơn dự kiến trong giai đoạn 2009-2010. Với mức tăng trưởng GDP thế giới giảm xuống mức thấp 3,1% năm 2008 và 3,3% năm 2009. Tăng trưởng, lãi suất và tiền tệ Châu Á năm 2009 giảm cùng với mức giảm cầu về hàng hóa. USD yếu cho đến ít nhất giữa năm 2009 nhưng sự giảm lạm phát toàn cầu làm giảm giá vàng.
Rủi ro suy thoái của Mỹ diễn ra trong nhiều quý liên tiếp ảnh hưởng xấu đến kinh tế toàn cầu và thị trường tài chính. Do đó, sự tăng trưởng toàn cầu giảm trong năm 2008 dưới mức thấp nhất kể từ năm 2002 và sẽ tăng trở lại vào năm 2010. Châu Âu chìm đắm trong trì trệ và chỉ tăng trưởng 2% cho đến sau năm 2010. Trung Quốc duy trì mức tăng trưởng trên 8% hàng năm, và chỉ giảm tăng trưởng trong giai đoạn khủng hoảng trầm trọng.
Cuộc xuống dốc sâu hơn trên toàn cầu đánh bại khả năng của các Ngân hàng trung ương Châu Á về kích thích cầu nội địa thông qua chính sách tiền tệ lãi suất thấp. Sở dĩ vậy, sự tăng trưởng ở Châu Á sẽ giảm cho đến năm 2009.
Viễn cảnh 10% khả thi
Kinh tế thế giới tự giải thoát mình khỏi tình trạng khó khăn này cho đến cuối năm 2010. Để đạt được điều này, cần có 8 hoặc nhiều quý tăng trưởng ở mức thấp hơn xu thế đối với G7 và tăng trưởng nội địa gấp đôi tại Trung Quốc, bằng một cuộc chính biến hoặc khủng hoảng hệ thống ngân hàng. Tăng trưởng toàn cầu được dự đoán ở mức 3%/năm trong vòng 3 năm tới. Đầu cơ hàng hóa đang vượt mức do giá cả trở lại mức dưới trung bình dài hạn. Theo giả thuyết này, Mỹ và Nhật Bản sẽ tăng trưởng âm và Châu Âu đạt khoảng 0,5% trong năm 2008 rồi bắt đầu hồi phục nhẹ từ năm 2009. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Còn sự tăng trưởng ở Châu Á tiếp tục giảm, mặc dù có sự vực dậy nhẹ vào năm 2010.
Tóm lại, chúng ta thấy rõ ba viễn cảnh này đều cho rằng sự tăng trưởng thế giới khó có thể giảm xuống mức 2 - 2.5% như giai đoạn năm 2001-2002, phản ánh tính đàn hồi của Châu Á và lợi ích việc cải tổ toàn Châu Âu. Giá hàng hóa sẽ giảm, nhưng kéo dài cuộc suy thoái do kinh tế Mỹ xuống dốc trầm trọng. Sự giảm lạm phát bắt đầu từ cuối năm 2008, kết thúc xu thế tăng lạm phát toàn cầu và cho phép các ngân hàng trung ương khai mào chính sách tiền tệ lãi suất thấp vào cuối năm 2008 và sang năm 2009.
dddn

Nguồn: Internet